Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam vừa ký công văn số 4199/UBND-SXD về đảm bảo nguồn nguyên liệu đất san lấp và đá xây dựng, nhất là cho các công trình trọng điểm, động lực trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng đảm bảo cung ứng đất đá xây dựng sau sáp nhập
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công trên địa bàn thành phố rà soát, thống kê, báo cáo nhu cầu sử dụng vật liệu đá phục vụ thi công công trình xây dựng trên địa bàn thành phố đến Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan để theo dõi, nắm bắt nhu cầu và diễn biến thị trường, biến động giá vật liệu đá xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình.
Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với các chủ đầu tư xây dựng để đề xuất điều phối trên tinh thần phù hợp về tiến độ, tương đồng về loại đất và cự ly vận chuyển ngắn nhất giữa công trình có nguồn đất dư thừa và công trình có nhu cầu tiếp nhận nguyên liệu đất san lấp.
Đồng thời tiếp tục rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu đá xây dựng trên địa bàn; theo dõi, nắm bắt thường xuyên diễn biến thị trường, thực hiện việc công bố giá vật liệu xây dựng đúng quy định hiện hành.
Trường hợp giá thị trường biến động lớn vượt thẩm quyền xử lý, đề nghị phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền hướng xử lý phù hợp.
Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Ban quản lý dự án của thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu và có giải pháp cung cấp nguồn vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) phục vụ cho các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (mới) sau khi sáp nhập; báo cáo UBND thành phố.
Sở Công Thương chỉ đạo cơ quan chức năng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa vật liệu cát, đá nói riêng, và các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói chung phục vụ thi công xây dựng; xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp phát hiện vi phạm.
-
Chủ đầu tư, nhà thầu “oằn lưng” với giá vật liệu
Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh dẫn đến nhiều công trình bị ngừng trệ, gây khó khăn cho các nhà thầu xây dựng, ảnh hưởng tới chủ đầu tư và có nguy cơ làm tăng giá nhà trong thời gian tới.
-
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhà thầu bị áp lực “kép” vì giá vật liệu tăng cao
Nguồn cung VLXD tiếp tục khan hiếm đã đẩy giá tăng cao khiến nhiều nhà thầu bị áp lực “kép”, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công.
-
Xi măng, kính và các vật liệu xây dựng sẽ có nhãn năng lượng: Lợi ích gì cho công trình của bạn?
Các dự án bất động sản, đặc biệt là công trình nhà ở để bán hoặc cho thuê sẽ từng bước phải công bố mức tiêu thụ năng lượng, mức phát thải tương ứng. Điều này giúp người dân có thể lựa chọn công trình tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
-
Nhu cầu nhà ở xã hội cho người lao động và tình trạng thiếu vật liệu xây dựng là 2 trong các vấn đề được các đại biểu thảo luận, chất vấn tại kỳ họp thứ 24 HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2025 vào chiều 23-6.








-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.