Tâm lý của nhà đầu tư bất động sản suy giảm sau cuộc cuộc khủng hoảng của hai ông lớn ngân hàng SVB và Credit Suisse, báo hiệu những thách thức và bất ổn tiềm tàng của nền tài chính toàn cầu.

https://static.ffx.io/images/$zoom_0.339%2C$multiply_1.9577%2C$ratio_1.5%2C$width_756%2C$x_3%2C$y_1/t_crop_custom/q_62%2Cf_auto/5eae378eb262668903d6c88e3a415add3a121591

Damien Boey, chiến lược gia trưởng về vốn chủ sở hữu tại công ty dịch vụ tài chính Barrenjoey của Úc, cảnh báo rằng sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư và nhận định về giá trị bất động sản.

Ông nói: “Ngân hàng trung ương tăng lãi suất như một cách để kiềm chế lạm phát. Khi lãi suất tăng lên, các khoản thanh toán thế chấp cũng vậy. Nếu doanh thu không tăng tương xứng, các nhà đầu tư sẽ bị tổn hại, nhất là những người sử dụng đòn bẩy quá cao”.

Trong những thời điểm như hiện nay, khách thuê và nhà đầu tư sẽ ưu tiên các văn phòng chất lượng cao hơn hoặc thuộc hạng A. Trong khi đó, phân khúc B và C chưa thực sự phục hồi với mức giao dịch sụt giảm mạnh.

Các quỹ đầu tư bất động sản đã niêm yết cũng gặp khó khăn do xu hướng làm việc linh hoạt hiện nay của nhiều doanh nghiệp. Tại Úc, nhiều quỹ tín thác đầu tư bất động ản (REIT) đang phải bán tháo tài sản để đảm bảo cân đối dòng tiền và giải quyết các khoản vay và trái phiếu đến hạn khi thị trường chứng khoán hứng chịu nhiều áp lực.

Tình trạng hỗn loạn này bị kích hoạt bởi sự sụp đổ của các ngân hàng cho vay nhỏ hơn ở Mỹ và việc bán Credit Suisse cho UBS. Tất cả dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư và đang lan sang các lĩnh vực khác.

Matthew Bouw, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Cushman & Wakefield tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết các nhà đầu tư bất động sản thương mại có thể sẽ chờ phản ứng từ các ngân hàng trung ương với cuộc khủng hoảng này, nên sẽ duy trì sự thận trọng và hoạt động chậm lại trong thời gian dài hơn.

Trong khi đó, yêu cầu về mặt chất lượng tài sản đang được đặt lên hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản thương mại, nhất là văn phòng. Nhiều công ty giảm diện tích thuê và chỉ lựa chọn các tòa nhà cao cấp mới xây.

Michael Cook, Giám đốc điều hành của tập đoàn đầu tư Investa, cho biết cuộc chạy đua về chất lượng đã tạo ra áp lực giá thuê tại các văn phòng hạng B và hạng A-. Tuy nhiên, do các tòa nhà cao cấp duy trì mức tăng trưởng giá thuê hợp lý nên mức giá trần vẫn được cân đối.

“Các tòa nhà cao cấp rất khó mua hoặc khó phát triển nên hiếm khi được giao dịch. Còn khi được rao bán, giá chào thường rất cao”, ông nói.

“Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường hiện nay rất khác biệt do ảnh hưởng từ các sự kiện chính trị, xã hội và tài chính diễn ra đồng thời trên toàn cầu, bao gồm cả cách thức sử dụng các văn phòng”.

Giám đốc đầu tư của quỹ Sequoia, Winston Sammut, cho biết trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay, nhà đầu tư nên tập trung vào các bất động sản chất lượng cao, được quản lý bài bản và được thuê bởi những khách hàng lớn với các hợp đồng thuê chặt chẽ và bền vững.

Lam Vy (SMH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.