Tôi kết hôn năm 25 tuổi. Khi đó hai vợ chồng đã có công việc ổn định, nhưng lương chỉ đủ trả tiền thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt trong gia đình và tích góp được chút ít. Nhà chồng tôi cũng không thuộc dạng khá giả.
Nhà có hai anh em, cậu em kết hôn sớm và hiện chưa có công việc gì. Bố mẹ chồng tôi có một căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ, với những sinh hoạt hàng ngày khá bất tiện của một gia đình đa thế hệ từ ông bà, bố mẹ, vợ chồng tôi, vợ chồng em trai đều sống ở đó. Cưới được hai tuần, vợ chồng tôi quyết định ra ở riêng.
Khi đó, lương tôi được khoảng 11 triệu đồng/tháng, còn chồng khoảng 12 triệu đồng. Mỗi tháng hai vợ chồng chắt bóp lắm cũng chỉ tiết kiệm được 3-4 triệu đồng/tháng. Kết hôn được 5 năm, cộng với tiền vàng cưới, vợ chồng tôi có trong tay 350 triệu đồng và lên kế hoạch mua nhà trả góp.
Sau một tuần tìm hiểu, tôi quyết định vay mượn người thân, bạn bè và ngân hàng để mua căn 2 phòng ngủ tại ngoại thành. Một tháng cả gốc và lãi vợ chồng tôi phải trả hơn 10 triệu đồng, chưa kể các khoản khác cho con cái, sinh hoạt. Nhưng không quá áp lực cho đến khi vợ chồng em rể chuyển đến ở nhờ.
Ban đầu, mẹ chồng tôi nói chỉ ở tạm một vài tuần, và mọi mâu thuẫn cũng bắt đầu từ đây.
Ở hai tháng trời nhưng vợ chồng em rể không chịu đóng góp một xu. Ảnh minh họa
Vốn dĩ căn hộ không được rộng rãi, chỉ có hai phòng ngủ, một phòng rộng và một phần nhỏ hơn. Nhưng mẹ chồng bắt tôi nhường phòng rộng cho vợ chồng chú thím. Tôi cũng không nề hà gì vì gia đình chú đông con hơn, vả lại cũng chỉ ở một vài tuần.
Ấy vậy mà, một tuần, hai tuần, rồi hai tháng vợ chồng em rể vẫn không có ý định chuyển đi. Trong khi mọi chi phí tiền ăn, tiền điện, tiền sinh hoạt, thậm chí tiền bỉm sữa cho mấy đứa nhỏ tôi cũng phải bỏ ra vì hai vợ chồng chú thím vẫn chưa đi làm. Khi hỏi mẹ chồng, bà nói có thím trông con nhỏ cho, tôi tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
Phải chi được vậy tôi cũng mừng, nhưng sự thật thì không thể chấp nhận được. Em rể tôi suốt ngày cắm đầu vào chơi game, còn em dâu thì không chịu làm gì cả. Mỗi ngày đi làm về tôi vẫn phải nấu nướng, giặt đồ, phơi đồ. Công việc còn nhiều gấp đôi, gấp ba khi vợ chồng em rể chưa đến ở.
Chưa dừng lại ở đó, mẹ chồng còn đề nghị tôi để vợ chồng em rể ở luôn cho đến lúc mua được nhà. Tôi tự hỏi, đến công việc còn chưa có thì lấy tiền đâu mua nhà.
Căn nhà cũng là do vợ chồng tôi tích góp 5 năm mới có được, cộng với bố mẹ đẻ hỗ trợ và bạn bè cho vay mỗi người một ít mà không hề có sự đóng góp nào của bên nhà chồng.
Không thể chịu đựng được nữa, tôi gọi chồng bàn bạc. Tôi nói với chồng một là sẽ để căn nhà này lại cho vợ chồng chú thím với giá gốc, tiền nội thất và các chi phí khác hai tháng nay coi như tôi không tính đến. Hoặc là vợ chồng chú thím phải chuyển ra ngoài vì tôi thấy quá bất tiện. Chồng tôi không có ý kiến gì, nhường lại quyền quyết định cho tôi.
Mẹ chồng tôi khi nghe ý định này bà giận lắm, nhưng cũng không có cách nào khác. Bà nói tôi không phải bán nhà nữa vì vợ chồng chú thím sẽ chuyển ra ngoài ở.
Công nhân thấp thỏm sợ “mất nhà” khi nhận thông báo dự án nhà ở xã hội Sao Hồng bị ngân hàng siết nợ
-
Suýt mất trắng 1 tỉ đồng vì ham lãi cao hơn ngân hàng
Ra trường đi làm được bốn năm, Ánh Nguyệt may mắn lấy được người chồng thuộc gia đình khá giả nên đã có nhà và xe riêng. Tiền lương hai vợ chồng kiếm được chỉ để chi tiêu và tiết kiệm.
-
Thanh Hóa: Suýt mất nhà vì bị giả chữ ký
Một cán bộ lão thành gần 40 năm sống ở TP Cần Thơ suýt bị mất căn nhà tổ tiên để lại ở TP Thanh Hóa vì bị giả chữ ký trong bản hợp đồng thế chấp ngân hàng.








-
Từ 01/7, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nào?
Trước đây, đối với các tranh chấp đất đai mà không thể hòa giải thành công hoặc không thuộc diện bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở, người dân có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp....
-
Từ 1/7, tranh chấp kinh phí bảo trì chung cư sẽ do cấp xã giải quyết
Từ ngày 01/7/2025, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý sử dụng kinh phí bảo trì sẽ có sự thay đổi lớn khi chính thức bỏ đơn vị hành chính cấp huyện (chuyển thẩm quyền từ UBND cấp huyện hiện nay s...
-
Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất đai của cá nhân khi bỏ cấp huyện
Trong bối cảnh tổ chức lại đơn vị hành chính, việc bỏ cấp huyện dẫn đến sự điều chỉnh về thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đất đai. Một trong những thay đổi quan trọng là việc chuyển giao thẩm quyền giả...