Trong một phân tích mới đây, Savills Việt Nam cho biết phần lớn các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn tại châu Á Thái Bình Dương trong sáu tháng đầu năm 2019 đều cho thấy tín hiệu không khả quan.
Cụ thể, toàn khu vực chứng kiến sự sụt giảm về cả công suất và giá phòng, lần lượt là 1,3% và 5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số RevPAR (mức doanh thu thu được dựa trên số phòng hiện có của khách sạn) trung bình của khu vực giảm gần 6%.
Theo Savills, một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này là sự sụt giảm của lượng du khách Trung Quốc.
Số liệu vừa được công bố tại Thái Lan cho thấy, lượt khách Trung Quốc đến quốc gia này đã giảm 4,73% vào trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường khách sạn ghi nhận mức giảm 3% tổng lượt khách Trung Quốc và 10% hệ số RevPAR trong nửa đầu năm 2019.
“Trung Quốc là thị trường nguồn khách lớn nhất của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào về lượng khách của quốc gia này cũng gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu”, đơn vị này nhận định.
Hoạt động kinh doanh khách sạn tại châu Á Thái Bình Dương nửa đầu 2019 không có nhiều tín hiệu tích cực do sự sụt giảm của lượng khách Trung Quốc. Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng khi lượt khách quốc tế đến trong nửa đầu năm 2019 đạt khoảng 8,5 triệu lượt, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 45%, 27% và 21%.
Đây là những thị trường du khách chiếm thị phần lớn, chỉ sau Trung Quốc. Do đó, mặc dù lượng khách Trung Quốc giảm nhẹ như hiện nay, thị trường du lịch Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lượt khách quốc tế ổn định.
Ngoài ra, theo báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc và Công ty lữ hành Ctrip, hiện nay số lượng người dân Trung Quốc đang sở hữu hộ chiếu rất ít (chiếm chưa tới 10%) và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Điều này đồng nghĩa với việc còn rất nhiều người dân Trung Quốc sẽ đi du lịch nước ngoài trong tương lai gần và khả năng cao là họ sẽ ghé thăm các quốc gia lân cận như Việt Nam hay Thái Lan trong những chuyến xuất ngoại đầu tiên. Như vậy, sẽ còn rất nhiều tiềm năng cũng như cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Bên cạnh đó, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách Trung Quốc, nên hoàn toàn có cơ sở để hy vọng vào những cơ hội phát triển cho ngành du lịch.
Với hơn 30.000 phòng dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2019 và 2020, Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực về mặt số phòng; theo sau là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc.
Mặt khác, dựa trên phân tích về chỉ số CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) trong 10 năm của Savills Hotels, lượt khách quốc tế dự kiến sẽ đạt 30 triệu vào năm 2023. Đây cũng được xem là triển vọng lớn cho ngành du lịch của Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay thị trường đang phải đón nhận một lượng lớn các dự án condotel trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng khách du lịch đang tăng chậm lại,dẫn tới việc thị trường có thể sẽ phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nguồn cầu. Điều này khiến cho chỉ số RevPAR có khả năng sẽ tiếp tục suy giảm trong tương lai.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc trở lại đường đua sau thời gian trầm lắng
Trong những năm qua, Phú Quốc đã trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quốc gia và quốc tế. Cùng với đó là nhu cầu bất động sản nghỉ dưỡng tại đảo Ngọc đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.