Ngày 10/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có buổi họp báo chung về kết quả cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, chính thức thông qua Tuyên bố chung nâng tầm quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng nhiều cơ hội hợp tác song đòi hỏi nỗ lực lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam
Trả lời phỏng vấn báo chí xung quanh kết quả và triển vọng phát triển, hợp tác kinh tế, công nghiệp và thương mại của hai nước nhân sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Joe Biden và sự kiện nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội chưa từng có.
"Sự kiện này sẽ thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá, xây dựng nội lực để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị cho ngành năng lượng, hàng không, kinh tế số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Mỹ nói riêng đã xuất hiện nhiều xu hướng mới, đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng.
Đặc biệt là các yêu cầu, đòi hỏi về giá cả, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tiêu chuẩn sản xuất xanh, chuỗi cung ứng sạch và bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa hai nước sẽ là các lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược như năng lượng, hàng không, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, sản xuất xanh...
Riêng với lĩnh vực năng lượng, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, Việt Nam và Mỹ đã triển khai nhiều hợp tác, từ thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí, xây dựng và cung cấp các thiết bị nhà máy nhiệt điện, đến phát triển điện gió, hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên sâu…
Hai bên cũng đã thiết lập cơ chế Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam - Mỹ. Đây là cơ chế đối thoại thường niên nhằm thường xuyên trao đổi thông tin và chia sẻ quan điểm, tầm nhìn về phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng. Sắp tới sẽ có thêm những khung khổ hợp tác mới như Đối tác Chuyển dịch Năng lượng công bằng (JETP) nhằm hỗ trợ Việt Nam hiện thực mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đẩy nhanh quá trình đạt đỉnh phát thải khí nhà kính và chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.
Theo đó, Việt Nam đề nghị Mỹ có những hỗ trợ cụ thể để hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả:
Thứ nhất, hỗ trợ vấn chính sách để Việt Nam có thể xây dựng chính sách phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù hợp cho tương lai.
Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành năng lượng mới, công nghiệp mới, với chương trình hợp tác đào tạo cụ thể, bán phần tại Việt Nam và nước ngoài. Từ đó có thể xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực để triển khai các ý tưởng chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam, sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới mà các nước phát triển có thể chuyển giao.
Thứ ba, hỗ trợ hoặc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp nhận công nghệ mới, làm chủ công nghệ, quá trình sản xuất các thiết bị phục vụ cho quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm các thiết bị điện gió như cánh quạt, tuabin, động cơ điện... Sản xuất nhiên liệu mới sạch hơn cho quá trình chuyển đổi năng lượng như hydrogen, amoniac xanh, hỗ trợ Việt Nam xây dựng lưới điện thông minh…
Bên cạnh đó, Việt Nam cần hỗ trợ thực chất để đảm bảo có thể tự chủ về các nguồn năng lượng mới, đưa giá thành năng lượng tái tạo về mức hợp lý, phù hợp với người dân, chứ không chỉ đơn thuần cần hỗ trợ vay vốn, mua thiết bị, thuê chuyên gia.
-
Vietnam Airlines sẽ ký thoả thuận 7,5 tỷ USD mua 50 máy bay 737 MAX từ Boeing của Mỹ
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (HVN) dự kiến sẽ ký thỏa thuận ban đầu mua khoảng 50 máy bay phản lực Boeing 737 Max trong một thỏa thuận trị giá khoảng 7,5 tỷ USD, một người quen thuộc với cuộc đàm phán nói với Reuters vào ngày Chủ nhật 10/9.
-
“Đại bàng” Mỹ đã đầu tư bao nhiêu tại Việt Nam?
Tính đến hết năm 2022, doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư 1.216 dự án ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư là 11,4 tỷ USD.
-
Tập đoàn điện lực hàng đầu Trung Quốc muốn xây kho năng lượng điện hoá tại Việt Nam
Tập đoàn Energy China hiện đã đầu tư và nhận thầu hơn 70 dự án điện tại Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng hơn 9 tỷ USD.
-
Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện, cao nhất 1.110 đồng/kWh
Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là từ 0 - 1.110 đồng/kWh, chưa bao gồm các khoản thuế và phí liên quan như thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gi...
-
Doanh nghiệp Trung Quốc ngỏ ý muốn đầu tư dự án điện rác nghìn tỷ tại Cần Thơ
Tại buổi làm việc với Sở Công Thương TP Cần Thơ, Công ty TNHH CP tập đoàn China Gezhouba Group mong muốn hợp tác với TP Cần Thơ phát triển một dự án nhà máy đốt rác phát điện, vốn đầu tư khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng....