Thời gian gần đây liên tục rộlên thông tin giá đất tại huyện Đông Anh tăng theo từng ngày, nhất là khu vực quanh cầu Nhật Tân. Tuy nhiên theo Phó phòng Quản lý Đô thịhuyện Đông Anh, ông Nguyễn Đăng Nam cho biết, tại thời điểm này, "sốt" đất Đông Anh chỉlà chiêu tung tin của các "cò" nhà đất.

alt
- Thưa ông, gần đây có nhiều thông tin cho rằng, giá đất trên địa bàn huyện Đông Anh đang tăng từng ngày. Liệu đây có phải là "cơn sốt" đất bất thường tại Đông Anh không?

Theo Đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng hiện đang trình Chính phủ thì sông Hồng vẫn là trung tâm của Hà Nội. Trong khi đó phần lớn diên tích đất của Đông Anh lại nằm trong khu vực phát triển đô thị. Theo đó, huyện Đông Anh đã quy hoạch các khu chức năng dựa theo Đồ án quy hoạch Hà Nội mở rộng.

Trên địa bàn huyện hiện đã quy hoạch thành 7 chùm đô thị, bao gồm: 1 trung tâm tài chính quốc tế ở khu vực Phương Trạch - Vĩnh Ngọc; Trung tâm triển lãm quốc tế ở khu Vân Trì kéo dài đến Bắc Hồng; ngoài ra còn các khu TTTM, khu đô thị mới cũng đã được phê duyệt như KĐT mới Nam Hồng, Kim Chung, KĐT mới Đại Mạch đang được nghiên cứu..., mỗi khu rộng khoảng 3-400 ha... Chính vì có những thông tin này nên một phần người dân đã đổ xô mua đất đầu tư nhằm đón đầu quy hoạch.

Bên cạnh đó, hiện nay nếu so sánh giá đất giữa bên kia sông Hồng và khu vực phía Bắc như Sóc Sơn và Mê Linh thì giá đất ở 2 khu vực này vẫn đang chênh nhau rất lớn. Cụ thể, phía bên kia sông Hồng như khu vực Từ Liêm, hiện nay có giá trung bình khoảng 100 triệu/m2, trong khi giá đất ở Đông Anh, cụ thể là đất ở khu vực ven quy hoạch cũng chỉ xấp xỉ khoảng từ 30-40 triệu/m2.

Tuy nhiên, so với giá mặt bằng chung của Hà Nội thì đất Đông Anh không cao đến mức đột biến như thông tin gần đây đã đưa.

- Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng, hiện nay cơn sốt về giá đất tại Đông Anh cũng đang "ngang ngửa" với thời điểm sốt đất Ba Vì của năm 2010?

Có thể nói từ khi trình Chính phủ đồ án Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng thì giá đất tại Đông Anh đã sốt rồi, cụ thể là bắt đầu từ năm 2010. Và từ năm ngoái đến năm nay giá đất tại đây chưa có gì đột biến cả, qua tìm hiểu được biết giá đất của Đông Anh chỉ nhích lên một chút chứ không tăng nhiều so với thời điểm của năm ngoái.

Vào thời điểm sau Tết của năm 2010 thì giá đất Đông Anh đã tăng khá cao, gấp 2, 3 lần so với trước tuy nhiên có thể khẳng định rằng đến thời điểm hiện nay thì Đông Anh chưa có cơn sốt đất nào xảy ra nữa.

Tuy nhiên, hiện có một số khu vực giá đất chỉ tăng nhẹ, cụ thể như khu vực xây dựng cầu Nhật Tân gồm các xã ven như Vĩnh Ngọc, Xuân Canh... những khu này về cơ bản hạ tầng cơ sở đã hoàn thiện, cộng với việc có một số khu đô thị cũng đã được xây dựng xung quanh đó.

Hơn nữa trục đường chính là đường 5 kéo dài cũng đã được đầu tư, ngoài ra một số trục đường khác cũng đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư... đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư vì vậy giá đất ở quanh khu vực này đã nhích dần lên cũng là điều dễ hiểu.

- Vậy, có thể nói cơn sốt ảo này là do có sự khuấy động của các "cò đất" trên địa bàn thưa ông?

Cũng có một số văn phòng nhà đất tuy nhiên hoạt động của các văn phòng môi giới này chỉ chiếm 1 phần nhỏ, còn theo tìm hiểu của chúng tôi thì hầu hết là do người dân tham gia vào các giao dịch chủ yếu. Hiện nhiều người dân họ đã biết tự tìm hiểu vấn đề này. Đương nhiên là có hiện tượng của cò đất nhưng chỉ được 1 thời gian đầu thôi.

- Xin ông cho biết, thực, hư của thông tin "sốt" đất tại Đông Anh là như thế nào?

Thời gian vừa rồi, đất Đông Anh cũng đã chững lại, và thời điểm này là đang chững chứ không phải sốt. Tuy nhiên, có một thực tế là không có hiện tượng người dân đổ xô đi bán đất bởi họ cũng rất thận trọng, những người có nhu cầu bán thì họ đã bán rồi.

Và những gia đình mặc dù có đất bán nhưng họ không muốn bán vì còn "nghe ngóng" thêm tình hình giá cả thế nào. Vì vậy, giao dịch đất trên địa bàn huyện mặc dù có thành công nhưng rất ít và thực sự đi vào trầm lắng chứ không phải sốt. Cơn "sốt" đất Đông Anh dư âm từ năm 2010 và kéo dài đến khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2010 và đến tháng 10/2010 thì thị trường bắt đầu chững dần.

Cá nhân tôi nghĩ chỉ khi nào quy hoạch chung Hà Nội được duyệt và công bố thì may ra cơn "sốt" đất ở đây mới diễn ra bởi hiện nay 80% diện tích đất của Đông Anh đã nằm trong diện phát triển đô thị và theo quy hoạch thì sông Hồng sẽ là trung tâm của Hà Nội. Theo đó, dự án 2 bên sông sẽ được trình lên do vậy tôi nghĩ sẽ có một đợt "sốt" đất nữa, tuy nhiên không phải là thời diểm này.

- Với tư cách là nhà quản lý, ông có lời khuyên nào với các nhà đầu tư bất động sản tại thời điểm hiện nay?

Nếu đầu tư đất để ở thì có thể nhưng đầu cơ trong giai đoạn này thì các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ vì thực tế đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư "lao đao" theo kiểu "ôm đất chạy trước quy hoạch", theo kiểu 'may hơn khôn".

Điển hình như vụ sốt đất Ba Vì vào năm 2010, dù quy hoạch Hà Nội mở rộng mới chỉ đưa ra dự kiến chuyển cơ quan hành chính về Ba Vì, ngay lập tức cơn sốt đất đã lan dần đến chân núi Ba Vì, không ít nhà đầu tư dốc hết vốn liếng vào đó, để rồi khi thay đổi quy hoạch thì không ít người đã bị sạt nghiệp tại Ba Vì.

Đầu tư có nhiều rủi ro, vì vậy nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ phần quy hoạch và tốt nhất là nên chờ khi quy hoạch được công bố chuẩn xác thì mới đầu tư.

- Xin cảm ơn ông!

CafeLand - Theo Info TV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland