Mới đây, lãnh đạo UBDN tỉnh Sóc Trăng đã có buổi làm việc với các sở ngành liên quan đến công tác chuẩn bị trải khai và hướng tuyến của dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn đi qua địa bàn tỉnh.
Được biết, tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (giai đoạn 1) là một trong số những dự án hạ tầng quan trọng được Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp mới đây. Theo đó, dự án có tổng chiều dài khoảng 188,2 km, chia thành 4 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công với tổng vốn đầu tư hơn 44.500 tỉ đồng.
Trong đó, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng thuộc dự án thành phần 4 với chiều dài 56,9km, tổng vốn đầu tư 11.120 tỉ đồng.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án thành phần 4 có điểm đầu giao km131 + 300 kết nối đoạn qua Hậu Giang, đầu phạm vi nút giao với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp; điểm cuối Cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; hướng tuyến của dự án đi qua địa bàn các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng).
Tuy nhiên, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng, đơn vị tư vấn đề xuất thêm phương án tim tuyến nắn chỉnh cục bộ so với tim tuyến trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trên nguyên tắc hạn chế trùng đường hiện hữu, giảm khối lượng công trình cầu, cống, giảm khối lượng giải phóng mặt bằng… tạo thuận lợi cho các giải pháp tổ chức giao thông tại vị trí nút giao.
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, cơ bản thống nhất điều chỉnh hướng tuyến theo đề xuất của đơn vị tư vấn; tuy nhiên điều chỉnh hướng tuyến phải đảm bảo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng khu dân cư và không vượt tổng mức.
Liên quan đến tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị quyết số 91/NQ-CP về việc triển khai Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng giai đoạn 1 của dự án.
Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố: Cần Thơ, tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng nhận nhiệm vụ thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư tổ chức lập thẩm định quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng phân cấp làm cơ quan chủ quản.
Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn 2022 - 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Đặc biệt các địa phương phải tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 20/01/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023.
-
Hậu Giang: Bố trí hơn 820 tỉ đồng thực hiện dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
Hậu Giang thống nhất bố trí kinh phí dự kiến 823 tỉ đồng từ vốn ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang).
-
Đề xuất 1.870 tỷ đồng xây đường nối quốc lộ 60 với cầu dây văng lớn thứ 2 Việt Nam
Tỉnh Sóc Trăng đề nghị xây dựng tuyến đường nối quốc lộ 60 với cầu Đại Ngãi có chiều dài 14km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.870 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội....
-
Phó Thủ tướng: Phải đảm bảo công suất khai thác mỏ cát kịp tiến độ thi công cao tốc ở ĐBSCL
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro tron...
-
Đề xuất gần 1.900 tỉ xây đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60
Đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 14km, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 1.900 tỉ đồng.