Giá bất động sản liên tục tăng?
Báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản cho thấy, trong quý 1/2022, giá giao dịch bất động sản bình quân toàn thị trường luôn trong xu hướng tăng.
Cụ thể, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%. Trong khi đó tại TP.HCM, con số tỷ lệ cũng tăng lần lượt là 2,48% với giá căn hộ chung cư, nhà riêng lẻ tăng 2% và và đất nền đắt hơn 3,6%.
Cũng theo Bộ Xây dựng, trong khi giá nhà ở tăng thì nguồn cung vẫn tiếp tục giảm. Trong quý 1, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ bằng 41%, trong đó, số căn hộ của các dự án chỉ bằng khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá căn hộ liên tục tăng cao
Theo nhiều chuyên gia, nguồn cung nhỏ giọt là nguyên nhân chính khiến cho giá nhà đất liên tục tăng trong thời gian qua.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM trong khoảng 3 năm gần đây là rất ít. Trong khi đó, nhu cầu của người dân vẫn rất lớn đủ mọi phân khúc. Nhu cầu rất lớn trong khi nguồn cung eo hẹp dẫn đến tình trạng người dân sẵn sàng trả giá cao gấp nhiều lần.
“Có dự án ban đầu xây dựng giá bán 25 triệu đồng/m2 nhưng thời điểm mở bán cả thị trường không có dự án nào khác nên thử nâng lên 35 triệu, rồi 45 triệu thậm chí 50 triệu vẫn thấy người dân tranh nhau mua”, ông Nghĩa nói.
Bên cạnh nguồn cung nhỏ giọt thì một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp muốn giảm giá cũng không được là bởi chi phí đầu vào tăng cao. Gía đất hiện nay đã tăng gấp đôi, vật liệu xây dựng tăng mạnh, bên cạnh đó là những khó khăn về thủ tục, pháp lý, tiền sử dụng đất nhiêu khê khiến dự án kéo dài…
Theo giám đốc Lê Thành, nguồn cung ít ỏi không chỉ người dân khổ mà chính doanh nghiệp cũng khổ. Bởi nhiều người cho rằng, doanh nghiệp bán giá cao lời nhiều nhưng thật tế trên bình diện chung doanh nghiệp lại không có lời.
“Nếu như trước đây 2 năm chúng tôi làm được 3 dự án thì nay trong 5 năm chỉ làm được một dự án. Nên nếu xét trên bình diện chung thì doanh nghiệp không có lời, thậm chí chật vật vì phải duy trì bộ máy, chi phí phát sinh do dự án bị kẹt nhiều năm không thể xây dựng”, ông Nghĩa nói.
Đọc thêm: Những lý do khiến giá nhà đất tăng cao
Làm gì để tăng cung?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, việc ngân hàng siết cho vay bất động sản là một trong những giải pháp để kiểm soát thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính để giúp giảm giá nhà đất. Ngược lại nếu siết tín dụng không chọn lọc sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.
Theo ông Võ, với những dự án không đảm bảo an toàn thì siết tín dụng. Ngược lại những chủ đầu tư uy tín, những dự án có khả năng hoàn thành trong thời gian ngắn và đảm bảo 100% khả năng cung cấp cho nguồn cung mới cho thị trường thì cho vay để tăng cung.
Đồng quan điểm, ông Lê Hữu Nghĩa cho biết, hiện nay tại TP.HCM có gần cả trăm dự án bất động sản đang bị tắc nghẽn do ảnh hưởng của việc rà soát pháp lý mấy năm qua. Nếu chính quyền nhanh chóng giải quyết các thủ tục, pháp lý để giải phóng số lượng dự nán này sẽ bổ sung nguồn cung lớn cho thị trường.
Với động thái siết van tín dụng, ông Nghĩa cho rằng, giải pháp này có mặt tích cực là hạn chế tình trạng vay tiền đầu cơ, lướt sóng bất động sản. Bên cạnh đó, những người đã ôm quá nhiều nhà đất cũng phải cân nhắc bán bớt để giảm áp lực.
Do đó, ông Nghĩa dự báo, từ nay đến cuối năm, số lượng nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế, nhưng có thể nguồn cung thứ cấp tăng lên, cùng với đó tình trạng mua đầu cơ giảm xuống sẽ giúp cải thiện nguồn cung. Giá bất động sản vì thế có thể không tăng lên, chứ không thể giảm.
Đọc thêm:
-
Siết tín dụng, bất động sản có nguy cơ đổ vỡ?
Nhiều nhận định được đưa ra xoay quanh các động thái quyết liệt của cơ quan quản lý đối với dòng vốn trong thời gian vừa qua.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...