Cao tốc TP.HCM - Long Thành hiện đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của VEC và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 21/5/2025. Nếu được chấp thuận triển khai theo cơ chế đặc biệt, dự án có thể khởi công sớm hơn 2,5 tháng, cụ thể vào ngày 19/8 và cơ bản hoàn thành trong năm 2026, thay vì tháng 12/2026 theo kế hoạch thông thường.
Trong văn bản kiến nghị, VEC đề xuất nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án, bao gồm:
- Áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp, theo quy định tại khoản 1, Điều 130 Luật Xây dựng năm 2014 (đã sửa đổi).
- Thực hiện quy trình chỉ định thầu rút gọn, theo Điều 78 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
- Cho phép thực hiện song song các thủ tục: khảo sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ, lựa chọn nhà thầu, thi công và các thủ tục cần thiết khác.
Đặc biệt, VEC kiến nghị tách công tác giải phóng mặt bằng thành các dự án thành phần độc lập, giao cho UBND TP.HCM và tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm thực hiện; VEC sẽ bố trí vốn để chi trả theo tiến độ địa phương đề xuất.
Về vật tư và hạ tầng phục vụ thi công, VEC đề xuất địa phương hỗ trợ xác định vị trí bãi thải, bãi vật liệu, trạm trộn bê tông tạm thời, đồng thời đảm bảo nguồn cung đất, cát, đá, vật liệu đắp trong suốt quá trình triển khai.
Tuyến đường được mở rộng có chiều dài 21,92km, đi qua địa bàn TP. Thủ Đức (TP.HCM) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai). Tổng mức đầu tư là 16.386,04 tỷ đồng, bao gồm lãi vay trong thời gian thi công. Dự án sẽ mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe, nhằm giải quyết tình trạng quá tải nghiêm trọng trên tuyến huyết mạch nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và sân bay quốc tế Long Thành tương lai.
Đặc biệt, trong bối cảnh sân bay Long Thành giai đoạn 1 đang được đẩy mạnh thi công, việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành càng trở nên cấp thiết. Dự án không chỉ đảm bảo năng lực kết nối sân bay mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và tăng tính liên kết vùng Đông Nam Bộ.
-
TP.HCM chi hàng chục nghìn tỷ đồng nâng cấp, mở rộng loạt cửa ngõ thành phố
Nhằm giảm ùn tắc, tăng cường kết nối liên vùng và hoàn thiện hạ tầng giao thông trọng yếu, TP.HCM đang xúc tiến loạt dự án nâng cấp quốc lộ tại các cửa ngõ theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
-
Hé lộ thời điểm khởi công mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về kế hoạch đầu tư Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) từ 4 làn xe lên 8 làn xe.
-
Bất động sản 24h: Nghiên cứu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8 - 10 làn xe
Chung cư Hà Nội "cắt sốt"; Kế hoạch đấu giá 18 lô “đất vàng” ở Đồng Nai đang tới đâu; Đồng Nai lên kế hoạch mở rộng cao tốc nối với TP.HCM lên 10 làn xe... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.








-
Hạ tầng hiện đại đưa Hồ Tràm thành cửa ngõ kết nối siêu đô thị TP.HCM và thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đang tạo nên một cú hích lớn cho Hồ Tràm, biến vùng biển này trở thành “gateway” nghỉ dưỡng lý tưởng, đầy sức hút đối với gần 16 triệu cư dân của siêu đô thị TP.HCM cũng như dòng khách quốc tế khi Sân bay ...
-
Một tập đoàn muốn đầu tư mạnh vào TP.HCM với cao tốc, đường vành đai và trung tâm tài chính
Chiều 4/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Phó chủ tịch Nguyễn Lộc Hà cùng các sở ngành liên quan đã có buổi làm việc với Tập đoàn T&T nhằm trao đổi về các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, theo thông tin từ SGGP....
-
Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400 tỷ đồng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư....