Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong.
Trong đoạn video được gửi đến các lãnh đạo của các công ty con thuộc tập đoàn, ông Lee nhấn mạnh rằng Samsung đang đứng trước một vấn đề sống còn, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Theo nguồn tin từ Yonhap, Chủ tịch Lee kêu gọi Samsung phải nhanh chóng tái cấu trúc, đổi mới và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tiên tiến, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn.
Để củng cố tinh thần, mỗi lãnh đạo tham dự hội thảo còn nhận được một tấm bảng pha lê nhỏ khắc dòng chữ: "Người Samsung mạnh mẽ trong khủng hoảng, giỏi xoay chuyển tình thế và quyết liệt trong cạnh tranh".
Theo The Verge, Samsung từng là “ông lớn” thống trị thị trường bộ nhớ DRAM trong nhiều năm. Tuy nhiên, công ty đang dần bị đối thủ SK hynix bỏ xa trong lĩnh vực bộ nhớ băng thông cao (HBM), một loại chip quan trọng trong các hệ thống AI tiên tiến. Tình trạng tụt hậu này khiến Samsung gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các khách hàng lớn như Nvidia, AMD và các hãng công nghệ AI khác.
Mặt khác, trong bối cảnh cuộc đua AI toàn cầu đang nóng hơn bao giờ hết, sự chậm trễ trong mảng HBM có thể khiến Samsung đánh mất vị thế trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là một trong những lý do chính khiến Chủ tịch Lee Jae-yong phải đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng, yêu cầu công ty phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để không bị bỏ lại phía sau.
Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh chủ chốt khác như TV, smartphone và DRAM của Samsung cũng đang suy giảm thị phần. Theo báo cáo tài chính mới nhất của công ty, thị phần TV toàn cầu giảm từ 30,1% năm 2023 xuống còn 28,3% trong năm 2024. Mảng smartphone giảm từ 19,7% xuống còn 18,3% trong cùng giai đoạn. Thị phần DRAM, lĩnh vực mà Samsung từng thống trị, cũng giảm từ 42,2% xuống còn 41,5%.
Sự sụt giảm này kéo theo doanh thu của tập đoàn lao dốc. Lợi nhuận hoạt động quý đầu tiên của năm 2025 dự báo sẽ giảm 22,5% do doanh số yếu trong mảng bộ nhớ chủ lực và trì hoãn ra mắt dòng chip HBM mới.
Samsung triển khai các biện pháp khẩn cấp
Trước tình hình kinh doanh không khả quan, Samsung đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh tay để đối phó với cuộc khủng hoảng. Một trong những chính sách gây chú ý nhất là mở rộng chế độ làm việc 6 ngày/tuần cho các giám đốc điều hành trên toàn tập đoàn.
Theo Korea Economic Daily, một lãnh đạo cấp cao của Samsung tiết lộ rằng chính sách này được đưa ra sau khi tập đoàn ghi nhận kết quả kinh doanh kém trong năm 2023. Ban đầu, chế độ làm việc 6 ngày/tuần mang tính tự nguyện, nhưng hiện đã mở rộng ra toàn bộ các công ty thành viên như Samsung Electronics, Samsung SDI và Samsung SDS. Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng cho các giám đốc điều hành, trong khi nhân viên cấp dưới không bị bắt buộc phải tuân theo.
Việc gia tăng cường độ làm việc được coi là một phần trong chiến lược của Samsung nhằm tạo cảm giác khủng hoảng và thúc đẩy các nỗ lực để nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn.
-
Samsung mở rộng đầu tư, biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất thế giới
Chiều ngày 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, cùng người kế nhiệm là ông Na Ki Hong. Tại buổi gặp, Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của ông Choi Joo Ho trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như sự phát triển của Samsung tại Việt Nam.
-
Các nhà máy tại Thái Nguyên mang về cho Samsung 26,3 tỷ USD
Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam mới đây đã gặp mặt với ông Trịnh Việt Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
-
Samsung sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao trong bối cảnh khó khăn
Samsung Electronics, tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc, đang đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử hoạt động của mình. Để ứng phó, công ty đã tiến hành một cuộc cải tổ nhân sự quy mô lớn, bao gồm việc thay thế nhiều lãnh đạo cấp cao trong bộ phận bán dẫn.







