Khu tái định cư dự án Sài Gòn Safari được huyện Củ Chi khởi công từ tháng 8/2019, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019. Đến này đã gần bốn năm trôi qua, dự án vẫn bạt ngàn một màu vàng của cỏ úa và đất cát, chưa có dấu hiệu hoàn thành hạng mục cơ sở hạ tầng ban đầu.
Trái ngược với hình ảnh đường sá, đèn giao thông phục vụ kết nối đến dự án khá khang trang, tiến trình thi công bên trong dự án vẫn còn dang dở, hoang hóa.
Ghi nhận thực tế của chúng tôi cho thấy hệ thống rào chắn của dự án ở mặt tiền hai tuyến đường An Nhơn Tây và Nguyễn Thị Rành khá tạm bợ, đã có dấu hiệu xuống cấp.
Trên thực tế, phần lớn diện tích vẫn bỏ trống, bị cỏ úa phủ kín.
Một phần diện tích chưa thi công được tận dụng để trồng rau.
Một khu vực khác bị người dân trưng dụng để chăn thả gia súc.
Một khu vực nhỏ đã được xây dựng đường sá và đèn điện, đến nay vẫn chưa có căn nhà nào hoàn thành.
Bên trong dự án có xuất hiện một số máy móc nhưng thiếu vắng công nhân vận hành, thi công.
Được biết, dự án hạ tầng khu tái định cư cho Sài Gòn Safari đặt tại ấp Bàu Đưng (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM) có tổng diện tích 18ha. Khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp 275 nền đất tái định cư. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 177 tỉ đồng.
Dự án được phê duyệt vào năm 2004 nhưng mãi đến năm 2019 mới bắt đầu khởi công xây dưng. Theo kế hoạch, dự án sẽ là nơi cư trú mới cho 247 hộ gia đình có nhu cầu cư trú tập trung (trong số 443 hộ thuộc diện bị thu hồi phục vụ GPMB). Dự án chậm tiến độ khiến người dân phải tìm nơi ở tạm bợ trong thời gian dài.
Dự án đình trệ kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực
Nguyên nhân chậm tiến độ xuất phát từ các vướng mắc trong công tác GPMB. Do một số hộ dân không đồng ý với giá bồi thường nên không giao đất cho đia phương triển khai dự án.
Được biết, khu tái định cư là thành phần của dự án công viên Sài Gòn Safari với tổng mức đầu tư 500 triệu USD. Dự án sẽ xây dựng khu du lịch sinh thái tầm cỡ khu vực với quy mô lên tới 456ha. Dự án được phê duyệt vào năm 2004, giao Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên làm chủ đầu tư. Đến nay dự án đã bước sang năm thứ 19 nhưng vẫn trong tình trạng “nằm im bất động”.
Biển thông tin dự án bạc màu, bị thực vật xâm lấn
Chủ đầu tư Công ty Thảo Cầm Viên đưa ra những nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ kéo dài bao gồm: Không thu hút được nguồn vốn đầu tư, không tìm được nhà đầu tư cho dự án, công tác GPMB đền bù, tái định cư gặp nhiều khó khăn.
Đầu năm 2022, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã thông báo kế hoạch rót vốn vào dự án Công viên Sài Gòn Safari.
Dự án bao gồm năm phân khu: Khu dịch vụ tổng hợp, khu resort nghỉ dưỡng và khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu vườn thú mở, khu Safari, khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp.
Phối cảnh dự án Công viên Sài Gòn Safari theo kế hoạch đầu tư của FLC
Theo phương án, nhiều hạng mục tiện ích được quy hoạch như công viên chủ đề theo mô hình Disneyland, vườn thú mở, khu Safari, công viên nước, khu trò chơi mạo hiểm, khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao…, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái. Tuy nhiên, lời hứa sẽ “hồi sinh” Sài Gòn Safari của FLC đến nay vẫn bỏ ngỏ.
-
Bà Vũ Đặng Hải Yến làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT FLC
Hôm nay (4/3) Tập đoàn FLC tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 với sự tham dự của 279 cổ đông, chiếm hơn 44% số cổ phần có quyền biểu quyết.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.