CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) mới đây đã công bố thông tin bà Do Nhung, em gái ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 6,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 2,35% vốn.
Thời gian giao dịch dự kiến từ 15/11 đến 14/12. Đây là lần thứ 3 trong khoảng mấy tháng trở lại đây, bà Nhung đăng ký bán ra cổ phiếu.
Nếu tính theo giá kết phiên ngày 10/11 là 4.850 đồng/cp, bà Nhung có thể thu về khoảng 32 tỷ đồng.
Em gái Chủ tịch HĐQT Pomina muốn thoái hết vốn
Trước đó, bà Do Nhung đã liên tục đăng ký thoái vốn nhưng bất thành với cùng lý do là không đạt được giá kỳ vọng.
Cụ thể, trong thời gian 17-31/8, bà Do Nhung chỉ bán được 712.200 cổ phiếu trên tổng số 7,3 triệu cổ phiếu POM đăng ký bán, tương ứng tỷ lệ thành công chỉ đạt 9,8%. Sau đó, từ ngày 12/9 đến 11/10, bà Nhung tiếp tục đăng ký bán hơn 6,57 triệu cổ phiếu còn lại nhưng đã không bán được cổ phiếu nào.
Hiện tại, cổ phiếu POM đang thuộc diện bị cảnh báo và kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.
Trong văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) để giải trình và phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát và cảnh báo, lãnh đạo Pomina giải trình: “Do diễn biến liên tục trong 2 năm công ty trải qua về dịch bệnh, ảnh hưởng đến việc thu thập thư xác nhận từ nhà thầu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và tiếp theo năm sau là thu thập các bằng chứng cho giả định hoạt động liên tục từ ý kiến bằng văn bản chính thức từ các ngân hàng”.
Để đảm bảo tiến độ cho các báo cáo kiểm toán năm công bố đúng hạn, Pomina cho biết đang xác nhận công nợ nhà cung cấp nước ngoài. Đồng thời chuẩn bị các phương án khả thi về cân đối dòng tiền để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, công ty tích cực làm việc với các ngân hàng, duy trì giới hạn tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay, gia hạn nợ và điều chỉnh thời gian cho vay dài hơn.
Kinh doanh bết bát, lỗ gần 650 tỷ đồng sau 9 tháng
Năm 2023, Pomina thông qua mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong báo cáo thường niên trước đó là doanh thu 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.
Lý giải việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh từ lãi sang lỗ, Chủ tịch Đỗ Duy Thái cho rằng đây là chiến lược thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Tuy nhiên, yếu tố chính khiến Pomina điều chỉnh kế hoạch là niềm tin ngành bất động sản sẽ chưa tốt lên trong năm nay.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2023, Pomina ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất giảm hơn 83% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 503 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ và giá bán trong quý giảm. Công ty báo lỗ 110 tỷ đồng, cải thiện hơn so với khoản lỗ gần 716 tỷ đồng của cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, lãnh đạo hãng thép có trụ sở tại Bình Dương cho rằng do nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng phải gánh chịu nhiều chi phí trong đó có chi phí lãi vay. Dự kiến, nhá máy luyện thép này sẽ hoạt động trở lại vào đầu quý 4/2023 ngay sau khi phát hành vốn riêng lẻ cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, tình hình bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép và doanh thu trong kỳ sụt giảm mạnh, điều này dẫn đến công ty bị sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí cố định và lãi vay cao gây lỗ lớn trong quý vừa qua.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, Pomina ghi nhận doanh thu đạt 2.948 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 647 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 707 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau 9 tháng, mức lỗ mà doanh nghiệp này ghi nhận đang vượt nhiều so với kế hoạch chỉ lỗ 150 tỷ đồng cả năm. Ngoài ra, với việc tiếp tục thua lỗ trong 3 quý vừa qua, Pomina đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ.
-
Công ty CP Thép Pomina công bố báo cáo tài chính quý 2, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu
Với việc kinh doanh dưới giá vốn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng cao đã khiến Pomina báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.