Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Flinders hiện đã phát triển một loại polymer mới, được làm từ chất thải công nghiệp, có thể sử dụng để sản xuất gạch xây dựng mà không cần đến vữa xi măng.
Sản xuất gạch không nung polymer từ chất thải công nghiệp
Theo đó, loại polymer dùng trong sản xuất loại gạch không nung này chủ yếu từ lưu huỳnh còn sót lại từ các quy trình công nghiệp, có thể được sử dụng để xử lý ô nhiễm kim loại nặng hoặc làm phân bón bền vững hơn.
Polymer được tạo ra bằng cách trộn lưu huỳnh với các tỷ lệ khác nhau của dầu hạt cải và dicyclopentadiene (DCPD) - một loại hợp chất hóa học. Được biết, lưu huỳnh và DCPD đều là sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu hiện đang bị lãng phí, trong khi dầu hạt cải có thể được lấy từ chất thải nhà bếp.
Giờ đây, loại polymer này đã được đưa vào hoạt động và sử dụng như một loại gạch xây dựng thân thiện với môi trường. Trong quy trình sản xuất, polyme được nung nóng, tạo khuôn và đóng rắn thành gạch, với toàn bộ quá trình tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều so với sản xuất xi măng.
Đáng chú ý, những viên gạch xây dựng này kết dính với nhau, về cơ bản hoạt động như một lớp vữa mà không cần bất kỳ chất kết dính nào khác. Theo đó, chất xúc tác amin được phun lên bề mặt gạch khiến các liên kết lưu huỳnh trong viên gạch thay đổi, và liên kết hai viên gạch lại với nhau. Chất xúc tác sẽ bay hơi khỏi các viên gạch sau khi kết dính.
Gạch không nung được sử dụng trong xây dựng
Ưu điểm của loại gạch xây dựng này là trọng lượng nhẹ và có khả năng chống nước, axit và các điều kiện thời tiết khác, thậm chí còn hơn cả gạch và bê tông thông thường. Trong các thử nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã thêm sợi carbon vào polymer và phát hiện ra rằng những viên gạch tạo thành cứng hơn gần 16 lần.
Hiện các nhà nghiên cứu đang hướng tới việc mở rộng quy mô các viên gạch polymer để có thể thương mại hóa loại vật liệu xây dựng này.
Tại Việt Nam, Chương trình phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030 sẽ gắn mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu gạch không nung thay thế gạch đất sét nung. Theo đó, gạch không nung sẽ thay thế một phần gạch đất sét nung với tỷ lệ 35-40% vào năm 2025, 40-45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây.
Việc chú trọng sản xuất và sử dụng vật liệu không nung là một giải pháp sáng tạo mới, tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu từ đất xấu, tro bụi, cát và phế thải rắn sạch của các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng.
-
Cần đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu gạch không nung
Chương trình phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030 sẽ gắn mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu gạch không nung thay thế gạch đất sét nung.
-
Việt Nam “bắt tay” với Hàn Quốc sản xuất gạch không nung theo công nghệ HUMUS
Công nghệ sản xuất gạch không nung sử dụng phụ gia HUMUS có chi phí đầu tư thấp, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhưng vẫn đảm mẫu mã, chủng loại đa dạng và thân thiện môi trường.
-
Giải bài toán chống ngập úng đô thị với gạch xuyên nước
Gạch xuyên nước với khả năng thấm nước cao, chống trơn trượt tốt sẽ khắc phục nhược điểm của quá trình bê tông hóa đô thị, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng hiện nay.
-
Có nên thay thế gạch xây dựng bằng bê tông khí chưng áp?
Bê tông khí chưng áp ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế gạch xây truyền thống bởi nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là việc mang đến giải pháp thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí....