Mới đây, tại Hội thảo “Sản xuất gạch không nung bằng công nghệ sạch, bền vững”, Viện Vật liệu xây dựng ký kết Biên bản hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ, đánh dấu bước ngoặt mới mở ra việc hợp tác giữa hai bên trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới sản xuất gạch không nung.
Việt Nam chuyên giao công nghệ sản xuất gạch không nung sử dụng phụ gia HUMUS từ Hàn Quốc
Cụ thể, 2 công ty đến từ Hàn Quốc là SK Ecoplant và Grit C đã giới thiệu công nghệ sản xuất gạch không nung bằng việc sử dụng phụ gia HUMUS. Đây là loại phụ gia được phát triển bởi Grit C, sử dụng các thành phần vô cơ thân thiện với môi trường và dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ pha trộn dựa trên thành phần đất.
Theo đó, ưu điểm công công nghệ mới này là tỷ lệ pha trộn phụ gia thấp so với tổng trọng lượng gạch, chỉ từ khoảng 0,1-0,3%. Thành phần xi măng khoảng 4-8% so với các phụ gia thông thường.
So với phương pháp sản xuất gạch không nung truyền thống, gạch không nung công nghệ HUMUS có chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu sản xuất đa dạng, dễ kiếm, không dùng nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt, công nghệ này cho chất lượng gạch tốt, giá thành hợp lý, có thể sản xuất được nhiều mẫu mã, chủng loại theo yêu cầu khách hàng. H
Hiện nay, ngoài sử dụng trong sản xuất gạch không nung, phụ gia HUMUS còn được ứng dụng rộng rãi để thi công nền đường, công trình xây dựng.
Theo Viện Vật liệu xây dựng, nước ta đang có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 25 tỷ viên/năm. Sản lượng gạch đất sét nung sản xuất hàng năm ước đạt khoảng 60-70% tổng công suất thiết kế.
Cơ sở sản xuất gạch không nung có khoảng 2.500 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 15 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm. Trong đó, gạch bê tông chiếm tỷ trọng khoảng 80% công suất thiết kế, còn lại là gạch bê tông khí chưng áp và gạch bê tông bọt. Sản lượng gạch không nung sản xuất hàng năm ước đạt khoảng 50-60% tổng công suất thiết kế.
Theo Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/08/2020, thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, dần thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 35-40% vào năm 2025, 40 - 45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung trong các công trình theo quy định.
-
Các loại gạch không nung phổ biến trong xây dựng
Tới năm 2030, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu gạch không nung theo yêu cầu của Chính phủ. Vậy, gạch không nung có những loại nào và được ứng dụng rao sao trong ngành xây dựng hiện nay?
-
Nhiều lợi ích khi sử dụng gạch không nung trong xây dựng
Sản phẩm gạch không nung ngày càng được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng bởi ưu điểm nhẹ, độ bền cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và ít gây ô nhiễm môi trường.
-
Giải bài toán chống ngập úng đô thị với gạch xuyên nước
Gạch xuyên nước với khả năng thấm nước cao, chống trơn trượt tốt sẽ khắc phục nhược điểm của quá trình bê tông hóa đô thị, góp phần giải quyết tình trạng ngập úng hiện nay.
-
Có nên thay thế gạch xây dựng bằng bê tông khí chưng áp?
Bê tông khí chưng áp ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế gạch xây truyền thống bởi nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là việc mang đến giải pháp thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí....
-
Các loại gạch không nung phổ biến trong xây dựng
Tới năm 2030, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu gạch không nung theo yêu cầu của Chính phủ. Vậy, gạch không nung có những loại nào và được ứng dụng rao sao trong ngành xây dựng hiện nay?...