Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19, tuy nhiên, ngành thép vẫn có bước tăng trưởng tốt, hơn 16% so với năm trước.
Triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 xuyên suốt.
Sản lượng ngành thép trong năm 2022 dự kiến đạt 33,3 triệu tấn tăng 8%
Theo báo cáo triển vọng ngành thép năm 2022 vừa được công bố, MASVN cho rằng ngành bất động sản lẫn xây dựng sẽ hồi phục, qua đó thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Tuy nhiên, MASVN nhận định sản lượng sẽ khó có tăng trưởng đột biến như năm 2021 khi hầu hết các doanh nghiệp thép nội địa đã chạy hết công suất và chưa có những đại dự án mới đưa vào hoạt động trong năm nay.
Theo đó, MASVN dự báo sản lượng thép toàn ngành năm 2022 sẽ đạt 33.3 triệu tấn, tăng 8%, riêng sản lượng xuất khẩu đạt mức 8.7 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2021.
Tương tự, chứng khoán Mirae Asset – MASVN cũng đưa ra dự báo sản lượng xuất khẩu thép năm 2022 sẽ tăng 15% đạt mức 8,7 triệu tấn.
Cụ thể, thị trường xuất khẩu được mở rộng khi nguồn cung thép toàn cầu giảm do tác động của xung đột giữa Nga – Ukraine. Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường Châu Âu và Mỹ.
Được biết, Nga hiện đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14.1% thép dẹt và 19% thép dài, Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7,4% thép dài, còn Belarus chiếm 14,4% thép dài.
Trong năm 2022, MASVN đánh giá các công ty Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á sẽ được hưởng lợi ở mảng xuất khẩu. Do mảng tôn mạ hiện tại đang dư khoảng 30% tổng công suất nhưng nhu cầu nhập khẩu mặt hàng CRC và tôn mạ màu rất lớn khi nguồn cung từ Trung Quốc và Nga giảm mạnh.
Tuy vậy, bên cạnh sản lượng thép được dự báo sẽ có bước tăng trưởng tích cực, ngành thép đang đối diện với ba rủi ro lớn đó là rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu; rủi ro về thuế chống bán phá giá thị trường xuất khẩu; rủi ro về hạn chế xuất khẩu.
Được biết, năm 2021 là một năm hết sức rực rỡ của ngành thép khi lần lượt các công ty trong ngành đều đạt lợi nhuận lịch sử. Tổng sản lượng của ngành thép trong năm 2021 đạt 30.8 triệu tấn, tăng 32,5% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng xuất khẩu toàn ngành đạt 6 triệu tấn, tăng 52,5% so với năm ngoái. Giá trị xuất khẩu đạt 12 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử.
-
Dự báo thị trường thép mạ kẽm Đông Nam Á giai đoạn 2021-2028
Thị trường thép mạ kẽm Đông Nam Á ước tính đạt 24,21 tỷ USD với tổng sản lượng đạt 25,9 triệu tấn vào năm 2028.








-
Thị trường kim loại đồng loạt tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực khi có tới 8/10 mặt hàng trong nhóm này tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Giá thép tại Mỹ hạ nhiệt, thị trường đang báo hiệu điều gì?
Từ đỉnh gần 1.000 USD/tấn, giá thép HRC tại Mỹ bất ngờ rơi xuống 952 USD/tấn chỉ trong hai tuần. Đợt giảm sâu này đang khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về xu hướng sắp tới của ngành thép toàn cầu....
-
Chuyện chưa từng có đang xảy ra ở quốc gia sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới
Tại quốc gia này, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Điều đáng ngạc nhiên là giá thép thậm chí còn rẻ hơn nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng.