Cụ thể, thị trường thép mạ Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt 24,21 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng là 13% trong giai đoạn 2021-2028. Cùng với đó, sản lượng thép mạ kẽm nhúng nóng và thép mạ kẽm điện ước tính đạt 25,9 triệu tấn vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng là 12,4% trong giai đoạn 2021-2028.
Sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2021-2028
Theo ResearchAndMarkets.com, sự tăng trưởng của thị trường thép mạ kẽm Đông Nam Á trong giai đoạn này chủ yếu đến từ các yếu tố như GDP và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thị trường ô tô đang phát triển trong khu vực và việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Indonesia dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn này.
Hiện nay, thị trường thép mạ kẽm Đông Nam Á chủ yếu được phân khúc thành thép mạ kẽm nhúng nóng và thép mạ kẽm điện. Trong đó, sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2021-2028.
Dòng sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng này có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn dự báo chủ yếu là do thép mạ kẽm nhúng nóng mang lại nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế để đạt được các thiết kế bền vững.
Ngoài ra, thép mạ kẽm nhúng nóng có thể ngăn chặn việc kiểm tra và bảo dưỡng chống ăn mòn tốn kém và gây hại. Đặc biệt, thép mạ kẽm nhúng nóng có thể chịu được tác động của sự ăn mòn trong nhiều thập kỷ, không cần bảo dưỡng và đảm bảo các cấu trúc này sẽ đứng vững lâu dài trong tương lai.
Một yếu tố dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao của sản phẩm thép mạ kẽm trong giai đoạn này nữa đó là do thị trường ô tô đang phát triển trong khu vực. Theo đó, thép mạ kẽm được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau như kết cấu khung xương ô tô, cản trước và sau, tấm thân xe…
Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường thép mạ kẽm Đông Nam Á giai đoạn 2021-2028 cũng vấp phải một số khó khăn, thách thức đó là tác động của COVID-19 đối với tiêu thụ thép ở Đông Nam Á; giảm mua thép Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á.
Được biết, các công ty chủ chốt hoạt động tại thị trường thép mạ Đông Nam Á là Nippon Steel Corporation (Nhật Bản), POSCO (Hàn Quốc), JFE Holdings, Inc. (Nhật Bản), JTL Infra Ltd. (Ấn Độ), NS BlueScope steel Limited (Singapore), Hoa Sen Group (Vietnam), Hòa Phát Group (Vietnam), DONGKUK Steel Group (South Korea), Nam Kim Steel Joint Stock Company (Vietnam), Chinh Dai Industrial Co., Ltd (Vietnam), FIW Steel Sdn. Bhd. (Malaysia) và Galvaco Industries Sdn. Bhd. (Malaysia).
-
Thị trường thép nhập khẩu ở Đông Á ít biến động
Thị trường nhập khẩu thép cây và thép cuộn ở Đông Á nhìn chung ổn định trong thời gian qua bất chấp những biến động của giá thép thế giới.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....