Từ 15/1, các phương tiện lưu thông một chiều trên đường gom Đại lộ Thăng Long.
Theo đó, các phương tiện lưu thông một chiều trên đường gom Đại lộ Thăng Long theo hướng Vành đai 3 đi Hòa Lạc từ nút giao Đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến đến nút giao Hòa Lạc. Ở chiều ngược lại, phương tiện lưu thông một chiều trên đường gom Đại lộ Thăng Long hướng Hòa Lạc đi Vành đai 3 từ nút giao Hòa Lạc đến nút giao Đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông hoàn thiện hạ tầng giao thông, bao gồm việc lắp đặt biển báo, đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn,... theo đúng nội dung thông báo và đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Đồng thời, đơn vị này chịu trách nhiệm duy tu hệ thống an toàn giao thông tại khu vực các nút giao và hầm chui, bao gồm biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ đường,... theo phương án tổ chức giao thông đã được phê duyệt.
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ bố trí lực lượng phối hợp cùng lực lượng cảnh sát giao thông và các đơn vị liên quan để hướng dẫn phương tiện di chuyển theo phương án tổ chức giao thông đã ban hành. Đơn vị này cũng sẽ theo dõi sát sao tình hình giao thông trên tuyến và khu vực, nhanh chóng phát hiện bất cập, đề xuất phương án điều chỉnh và báo cáo lãnh đạo Sở nhằm đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả trong công tác tổ chức giao thông.
UBND quận Nam Từ Liêm, huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất sẽ tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới người dân sống dọc hai bên đường gom Đại lộ Thăng Long, các khu công nghiệp, doanh nghiệp vận tải cùng các đơn vị liên quan, đảm bảo người dân nắm rõ phương án điều chỉnh tổ chức giao thông mới.
Trước đây, đường gom Đại lộ Thăng Long cho phép xe máy đi hai chiều và ô tô đi một chiều theo cả hai hướng từ đường Phạm Hùng đến khu vực tiếp giáp Quốc lộ 21A (huyện Thạch Thất). Tuy nhiên phương án này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nhất là vào ban đêm khi lưu lượng xe tăng cao.
Đại lộ Thăng Long (hay còn gọi là đường cao tốc Láng – Hòa Lạc) là tuyến đường thuộc đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến là 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. Hiện tại tuyến cao tốc này đang xây dựng kéo dài thêm 6,7km đến nút giao với đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình. Đây là đại lộ dài nhất và rộng nhất Việt Nam hiện nay, với lưu lượng thông xe từ 1.500 đến 2.000 xe/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 7.527 tỷ đồng. Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần KĐT Vinhome Smart City và Hầm chui Trung Hoà – Trần Duy Hưng ở đoạn Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3, Hầm chui ngang đường ở lối vào Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Tây Mỗ – Đại Mỗ. |
-
Hà Nội sẽ có thêm cây cầu 8.300 tỷ đồng nối Đông Anh với Đại lộ Thăng Long
HĐND thành phố Hà Nội mới đây đã thông qua tờ trình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư 23/26 dự án trình, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 5 dự án đầu tư công của Thành phố với tổng mức đầu tư dự kiến là 18.816 tỷ đồng.
-
Dọc Đại lộ Thăng Long đang có những dự án nào? Giá bán ra sao?
Với vốn đầu tư hơn 5.200 tỉ đồng, Đại lộ Thăng Long mở rộng mới được khởi công tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Dọc tuyến đường này đang có sự hiện diện của nhiều “ông lớn” bất động sản. Vậy tiến độ của các dự án như thế nào? Giá bán ra sao?






-
Thủ tướng thông tin về phiên đàm phán đầu tiên với Mỹ
Trước việc Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, Thủ tướng cho biết, chúng ta đã bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp và đạt kết quả bước đầu tích cực. Việt Nam là một trong những nước đầ...
-
Sáng nay Quốc hội khai mạc kỳ họp “lịch sử của lịch sử” bàn sửa đổi Hiến pháp và sáp nhập tỉnh
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp cũng như nghị quyết về sáp nhập tỉnh.
-
Hà Nội đang tăng tốc thực hiện hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm
Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TP. Hà Nội, các sở, ban, ngành và chủ đầu tư cần siết lại 5 công tác trọng yếu trong quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc gỡ vướng cho giải phóng mặt bằng, kiểm soát chi phí đầu tư, nh...