Ảnh minh hoạ
Trong số 28 dự án UBND thành phố Hà Nội trình thông qua chủ trương đầu tư có 23 dự án (gồm 21 dự án nhóm B và 2 dự án nhóm C), điều chỉnh chủ trương đầu tư có 5 dự án cấp thành phố (gồm 1 dự án nhóm A, 4 dự án nhóm B).
Đối với các dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư sử dụng ngân sách cấp thành phố, HĐND thành phố Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 5 dự án lĩnh vực giao thông (1 dự án nhóm A và 4 dự án nhóm B) với tổng mức đầu tư dự kiến là 9.878 tỷ đồng, nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố dự kiến 150 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát là dự án nhóm A được đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư với nội dung tách thành các dự án thành phần (2 dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm; 1 dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu), không có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025.
Dự án xây dựng cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5,22km. Trong đó, chiều dài cầu 4.060m, rộng 50-60m, với 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.298 tỷ đồng. Dự án nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cầu Thượng Cát là 1 trong 10 cầu bắc qua sông Hồng nằm trong quy hoạch giao thông vận tải thành phố Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2015-2030.
9 cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn II), Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Việc đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát giúp đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong việc đầu tư toàn tuyến đường Vành đai 3,5; góp phần kết nối liên thông Đại lộ Thăng Long và quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh và các địa phương khu vực phía Bắc sông Hồng.
-
Xây dựng cầu Thượng Cát ở thành phố Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát, thuộc tuyến đường vành đai 3,5 thành phố Hà Nội theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) và thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư cho dự án BT.








-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
-
Hà Nội có thêm cụm công nghiệp mới gần 250 tỷ đồng
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức ban hành Quyết định số 2204 ngày 25/4, phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá, giai đoạn 1 tại huyện Thạch Thất, với tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành mô hình sản xuất làng nghề xanh, sạ...