Trước đây, các khu nhà ở được đầu tư xây dựng chủ yếu là nhà ở thương mại với giá cao nhằm thu lợi nhuận lớn, nên những người có thu nhập thấp không thể mua được. Để làm dịu cơn khát nhà ở, Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Điển hình là Nghị quyết 18/NQ-CP (ngày 20/4/2009) quy định đẩy mạnh và phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị với rất nhiều ưu đãi.

alt

Chung cư CT1 - CT2 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội

Nghị quyết của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, 60% số sinh viên (SV), 50% số công nhân (CN) có nhà ở. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp cũng được Chính phủ quy định rõ ràng. Quyết định 65 xác định nhà ở cho SV sẽ do Nhà nước trực tiếp đầu tư. Quyết định 66 quy định về điều kiện ưu đãi cho các DN tham gia xây dựng nhà ở cho CN. Quyết định 67 thì quy định ưu đãi cho DN xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Cụ thể, DN sẽ được giảm thuế VAT từ 10 xuống còn 5%, miễn hoàn toàn tiền sử dụng đất và nhiều ưu đãi khác như về nguồn vốn, quỹ đất.

Với những ưu đãi như vậy, số lượng dự án đăng ký tham gia tăng ào ạt. Theo số liệu đã được Cục Quản lý nhà và phát triển thị trường bất động sản Bộ Xây dựng công bố, cả nước đã có có trên 500 dự án đăng ký tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội, trong đó có 263 dự án nhà ở thu nhập thấp đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng, tương đương số căn hộ dự kiến 205.380 căn. Trong đó, vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 264 dự án nhà ở công nhân đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 59.245 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 5.455 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 53.790 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy số dự án được khởi công chỉ dừng lại ở con số 55 chiếm 10% so với số dự án đã đăng ký, trong đó, có 24 dự án nhà công nhân và 31 dự án nhà cho người thu nhập thấp khởi công xây dựng. Mặc dù Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho việc xây dựng cũng như thuế mua nhà thu nhập thấp, tuy nhiên tính hiệu quả chưa thực sự cao.

Theo chủ đầu tư, cơ chế, chính sách hiện chưa thực sự hấp dẫn để các doanh nghiệp mặn mà trong việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp. Đối tượng mua nhà là người có thu nhập thấp, nếu không có các nguồn thu khác thì khó có thể trông chờ vào tiền lương để mua nhà trong 30 năm nhưng thực tế nhu cầu lại rất lớn, trong khi quỹ đất lại có hạn. Vì vậy, đầu tư vào nhà ở thu nhập thấp là rất mạo hiểm vì thu hồi vốn chậm.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư lại rất khó huy động vốn ứng trước của người mua như khi phát triển các dự án nhà ở thương mại, thời gian thu hồi vốn lại kéo dài khi áp dụng hình thức cho thuê, thuê mua nên doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư. Mặc dù Bộ Xây dựng có quy định các địa phương phải bố trí quỹ đất dành để đầu tư xây dựng nhà giá thấp gắn với quy hoạch các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới (tỷ lệ tối thiểu 20%) hoặc quy hoạch bố trí riêng quỹ đất cho các dự án nhà ở thu nhập thấp, song có rất ít địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp. Đó là chưa kể trình tự, thủ tục hành chính triển khai dự án ở một số địa phương vẫn rất phức tạp.

Vì vậy, để giải quyết các vướng mắc trên, CafeLand cho rằng Bộ Xây dựng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và cụ thể từ Trung ương đến địa phương nhằm giải quyết triệt để mọi bất cập, tạo sự tin tưởng cho cả người dân lẫn doanh nghiệp. Do đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương ban hành những quy định cụ thể về tiêu chí xét duyệt đối tượng, tiêu chí ưu tiên để xác định đối tượng thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị phù hợp với điều kiện của từng địa phương để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi địa bàn.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần ban hành một số cơ chế ưu đãi đối với các chủ đầu tư dự án để khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Thủ tục hành chính cần nhanh chóng, gọn lẹ. Các địa phương cần ban hành các quy chế rõ ràng về quản lý sử dụng, khai thác vận hành dự án trước và sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà và các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong lĩnh vực đầu tư này. tag: nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp

Mộc Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland