20/04/2011 1:45 AM
Khi EVN vẫn đang là người mua người bán điện duy nhất thì từ ngày 1/6 tới đây, cơ chế giá điện theo thị trường mới sẽ được thực thi, EVN được quyền chủ động tăng giảm giá điện theo đầu vào.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công Thương cho rằng, đây là việc phải làm để có một thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo.

Theo Quyết định 24 của Thủ tướng hôm 15/4, kể từ 1/6, giá bán điện sẽ được điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần theo sự thay đổi của đầu vào như tỷ giá, giá nhiên liệu. Khi các thông số đầu vào này giảm 5% so với mức đã được tính toán trong giá điện hiện tại thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải giảm tương ứng.

Tương tự, khi khỏan đầu vào này tăng 5%, EVN được phép tăng giá điện tương ứng nhưng phải đăng ký thông báo tới Bộ Công Thương và báo cáo Bộ Tài chính. Nếu đầu vào tăng quá 5%, giá điện có thể tăng lên tương ứng nhưng phải có sự thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng.

Quĩ bình ổn giá điện sẽ được trích lập từ giá bán điện và dùng vào mục đích bình ổn giá bán điện.

Đặc biệt, sau 1 tháng "thị trường hóa" giá điện, từ ngày 1/7, thị trường phát điện cạnh tranh cũng được triển khai chính thức.

alt
"Giá điện từ 1/6 tăng giảm tùy thuộc thị trường"

Lần này, ngành điện thị trường hóa trong điều kiện EVN vẫn là người mua điện và bán điện duy nhất hiện nay. 5 Tổng công ty phát điện của EVN vẫn chưa tách ra hoạt động độc lập ngoài EVN để có thể "cạnh tranh" song phẳng với nhau và cho ra một kết quả là giá bán điện mang tính thị trường. Cơ chế giá điện như trên có phần hao hao giống với mô hình thị trường hóa giá xăng dầu. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là ngành xăng dầu phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc tiếp thu ý kiến cộng đồng toàn xã hội, tính toán lấy tỷ lệ 5% hay 7% hay 12% để làm "biên độ" điều chỉnh giá rồi mới "ra đời" được Nghị định 84/2009 về cơ chế kinh doanh xăng dầu.

Bên lề hội thảo về công tơ điện sáng nay, 19/4, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ, Thủ tướng ban hành Quyết định 24 cũng là một bước để hình thành thị trường điện. Thời gian điều chỉnh giá điện giữa hai lần là 3 tháng có thể làm được.

Giống như giá xăng dầu điều chỉnh khi giá nhập khẩu từ bên ngoài biến đổi lớn, chúng ta cũng điều chỉnh giá điện khi chi phí cấu thành giá điện thay đổi. Ở đây có khác nhau là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về giá xăng dầu còn đối với giá điện thì bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm."

Trước lo ngại về tính độc quyền, sự thao túng của EVN khi ngay khi giá điện được "thả tự do" hơn thì thị trường phát điện cạnh tranh cũng thực hiện, ông Vượng cho rằng: "Để tiến tới một thị trường điện cạnh tranh có thể hoàn hảo thì chúng ta phải đi một quãng đường rất dài. Nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ chúng ta sẽ chắc chắn không bao giờ có thị trường điện."

"Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường cũng như tái cơ cấu ngành điện và vận hành thử nghiệm thị trường điện là những bước đi quan trọng và cần thiết để chúng ta có thể hình thành thị trường điện tương đối tốt minh bạch để mang lại hiệu quả cho ngành điện cũng như người .

Tuy nhiên, một dấu hỏi lớn từ phía người tiêu dùng hiện nay rằng, liệu ngày 1/6 tới, giá điện có tăng không, ông Vượng chỉ nói ngắn gọn: "còn tùy thuộc biến động thị trường."

CafeLand.vn - Theo VEF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.