Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các cơ quan nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm trong việc chậm giao vốn đầu tư công.
Ông Hải đưa ra đề nghị trên trong buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan hữu quan ngày 18-4 về việc phân bổ số vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giao danh mục, mức vốn cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Hải cho biết, hiện nay tổng số vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội quyết định là 2.870 triệu tỉ đồng. Đến nay, số vốn đã được phân bổ là 2.440 triệu tỉ đồng. Số còn lại chưa phân bổ là 430.000 tỉ đồng.
Tổng số vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội là 176.000 tỉ đồng, số đã giao kế hoạch vốn chi tiết là 161.848 tỉ đồng, số còn lại chưa giao chi tiết cho các dự án là 14.151,7 tỉ đồng.
Theo ông Hải, tình trạng vốn còn nhưng chậm phân bổ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi, tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu đặt ra là vốn đầu tư công trung hạn phải được sử dụng có hiệu quả, nhưng đến nay đã giữa nhiệm kỳ mà vẫn còn một lượng lớn nguồn vốn chưa được phân bổ là một thiếu sót cần được các cơ quan nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết thực tế phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, bố trí mặt bằng, cân đối vốn ngân sách địa phương, các chỉ tiêu, tiêu chí về đơn giá, kỹ thuật khác nên một số địa phương mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
Một số địa phương đã hoàn thiện hồ sơ của dự án, nhưng phải chờ đến thời điểm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên chưa thể trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài ra, một số dự án quan trọng cấp bách về giao thông, quốc phòng, lưới điện của các bộ, địa phương do tính chất phức tạp, đặc thù đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu nhất trí với ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh rằng số lượng vốn chưa giao chi tiết là khá lớn. Nếu không phân bổ vốn các dự án có đủ điều kiện về thủ tục đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tình hình đầu tư công, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, để tránh lãng phí nguồn lực, cần rà soát và tổng hợp phương án phân bổ vốn đối với những dự án đã đủ thủ tục đầu tư để trình Quốc hội xem xét.
Các đại biểu cũng đề nghị các cơ quan nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm khi chậm giao vốn, và cho rằng nếu không có những biện pháp xử lý nghiêm khắc thì tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài.
-
Quý 1/2023: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 9,69% kế hoạch
Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch vốn 3 tháng đầu năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch (đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%).
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...