UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định về việc tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sản xuất xi măng xanh do tổ chức phi chính phủ ASSIST Inc (Hiệp hội Cải thiện xã hội và chuyển đổi bền vững châu Á, có hội sở chính tại Philippines) viện trợ không hoàn lại.
Được biết, xi măng xanh là một sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu lượng khí thải carbon trong sản xuất xi măng.
Theo đó, dự án sản xuất xi măng xanh sẽ do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh triển khai.
Quảng Ninh triển khai thử nghiệm dự án sản xuất xi măng xanh
Về thực hiện dự án, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh và CTCP Xi măng Hạ Long sẽ thử nghiệm phân loại, sử dụng phế thải công nghiệp và sinh hoạt làm nguyên liệu đốt lò trong sản xuất xi măng tại nhà máy, giảm thiểu các bãi chôn lấp chất thải thành phố Hạ Long và các địa phương trên địa bàn tỉnh này.
Dự án này sẽ được triển khai thử nghiệm trong 2 tháng. Tổ chức ASSIST Inc sẽ hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án với tổng nguồn vốn là hơn 8,6 tỷ đồng.
Việc tỉnh Quảng Ninh cho phép tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sản xuất xi măng xanh được xem là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ Hotdics (công nghệ sử dụng lò phản ứng theo phương pháp nhiên liệu thay thế) xử lý tất cả các loại chất thải, từng bước nhân rộng cho ngành xi măng và công tác quản lý chất thải tại địa phương.
Bên cạnh đó, dự án này thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải, góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất xi măng.
Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam sản xuất được hầu hết các loại xi măng phục vụ cho xây dựng, bao gồm xi măng cho công trình biển đảo, bơm trám các giếng dầu, khí, Xi măng cho xây dựng lò cao công nghiệp ở nhiệt độ cao…
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, từ năm 2022 đến nay, sản lượng tiêu thụ xi măng liên tục sụt giảm làm cho các doanh nghiệp sản xuất gặp khó.
Hiện cả nước có 61 nhà máy sản xuất Xi măng, tổng công suất khoảng 117 triệu tấn Xi măng/năm nhưng tiêu thụ xi măng năm 2023 chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn.
Tiêu thụ chậm đang là vấn đề lớn nhất của ngành xi măng, nhất là thị trường nội địa chỉ hấp thụ khoảng 60 triệu tấn sản phẩm/năm. Do đó, VNCA đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng chỉ đạo triển khai xây dựng các tuyến đường dạng cầu cạn, đường bê tông Xi măng cốt thép thay cho đường đắp nền đất ở những nơi thích hợp.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai công tác xây dựng hạ tầng đô thị, nông thôn, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản.
-
Mỹ đầu tư 3,2 triệu USD cho dự án sản xuất xi măng “xanh”
Các nỗ lực phát triển xi măng “xanh” đang thu hút nguồn vốn chảy mạnh vào một ngành công nghiệp trị giá 300 tỉ USD mỗi năm.
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...