17/03/2023 8:20 AM
Các nỗ lực phát triển xi măng “xanh” đang thu hút nguồn vốn chảy mạnh vào một ngành công nghiệp trị giá 300 tỉ USD mỗi năm.

Bê tông là một trong những hàng hóa được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, chỉ đứng sau nước và nằm trong số những vật liệu xây dựng gây ô nhiễm nhất. Mỗi năm, ngành công nghiệp xi măng phát thải khoảng 2,6 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 6% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Mỹ đầu tư 3,2 triệu USD cho dự án sản xuất xi măng “xanh”

Hiện nay, các startup sản xuất xi măng và bê tông với mức phát thải carbon thấp đang thu hút các quỹ đầu tư công nghệ nổi tiếng nhất, chẳng hạn như quỹ Breakthrough Energy do tỉ phú Bill Gates sáng lập, quỹ Climate Pledge của Amazon, cũng như Công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins.

Hàng trăm triệu USD đã được chuyển cho các startup trong lĩnh vực xi măng “xanh” trong những năm qua. Mới đây, Bộ Năng lượng Mỹ đã trao 3,2 triệu USD cho startup Solar MEAD, thực hiện dự án có tên CEMEX. Ngoài Solar MEAD, dự án còn có sự tham gia của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia và Synhelion, nhằm khử cacbon trong sản xuất xi măng.

Tham vọng của dự án này là thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng nhiệt mặt trời (CST) trong sản xuất clinker, thành phần chính của xi măng.

Được biết, dự án sản xuất xi măng “xanh” này đã được triển khai thành công lần đầu năm 2022, cho ra đời clinker sản phẩm bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới.

Trên thực tế, đến nay có rất ít công nghệ tái tạo có khả năng tạo ra nhiệt ở nhiệt độ cần thiết để xử lý nguyên liệu xi măng thô. Do đó, dự án Solar MEAD giúp nâng cao hiểu biết về cách sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời tập trung cho mục tiêu thu thập và cung cấp nhiệt cho các cơ sở sản xuất xi măng hiện có.

Trước đó, các nhà sản xuất xi măng lớn như Holcim của Thụy Sĩ và HeidelbergCement của Đức cũng đang nghiên cứu giải quyết vấn đề phát thải CO2 quá lớn trong quy trình sản xuất xi măng của họ.

Nhiều nhà sản xuất xi măng lớn của thế giới cung đang chạy đua để đáp ứng các quy định siết chặt hạn chế khí thải mà họ có thể đối mặt trong những tới năm tới. Trong đó, Holcim đặt mục tiêu giảm khí thải CO2 về mức 550kg cho mỗi tấn xi măng vào năm 2022 và con số này sẽ tiếp tục giảm về 475kg vào năm 2030.

Chủ đề: Vật liệu xanh
Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.