UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết địa phương đang kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch tổng thể thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn.
Trên cơ sở kết quả rà soát và đăng ký của các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, danh mục dự án FDI dự kiến thu hút vào các khu công nghiệp năm 2023 gồm 18 dự án. Trong đó, 16 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD, tăng trên 10% chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh năm 2023 đã đề ra.
Theo đó, tại thị xã Quảng Yên gồm: Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong thu hút 4 dự án; Khu công nghiệp Sông Khoai thu hút 6 dự án; Khu công nghiệp Đông Mai thu hút 3 dự án, tất cả đều là các dự án mới. Tại TP Móng Cái, Khu Công nghiệp Hải Yên dự kiến thu hút 1 dự án mới và tại huyện Hải Hà, Khu công nghiệp Texhong dự kiến thu hút 2 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 2 dự án.
Hiện tại, các dự án dự kiến thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp: Bắc Tiền Phong, Đông Mai, Hải Yên cơ bản đủ điều kiện thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các dự án còn lại gặp một số khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn vật liệu san lấp mặt bằng đầu tư hạ tầng kỹ thuật …
UBND tỉnh nhấn mạnh, thu hút đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh là "Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân".
Tỉnh thống nhất kế hoạch thu hút đầu tư các dự án FDI 2023 với tổng nguồn vốn gần 1,2 tỷ USD vào 5 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế lên kế hoạch chi tiết tiến độ cụ thể cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từng dự án theo từng quý, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 5/2.
Về các kiến nghị, đề xuất cụ thể của chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp với từng dự án thu hút đầu tư tại thị xã Quảng Yên, yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tập trung phối hợp với địa phương hoàn thiện các thủ tục, lên phương án giải phóng mặt bằng cho các dự án này trước 15/2.
Đối với khó khăn về nguồn vật liệu san lấp, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên làm việc với Tập đoàn Công nghiệp, Than - Khoáng sản Việt Nam để sử dụng đất đá thải mỏ thay thế, hạn chế sử dụng đất đồi tự nhiên làm vật liệu san lấp mặt bằng.
Đối với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp khác, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng theo đúng yêu cầu, chất lượng, tiến độ cam kết để tạo sức hấp dẫn, thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư thứ cấp, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, giữ đất trong các khu công nghiệp.
-
Vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh vượt mốc 2 tỷ USD
Lần đầu tiên, Quảng Ninh vượt mốc 2 tỷ USD trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.








-
Hơn 1,3 tỷ USD FDI đổ vào 2 khu công nghiệp chiến lược tại Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mới đây đã có chuyến thăm và làm việc tại hai khu công nghiệp chiến lược của Quảng Ninh – Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong. Cả hai khu công nghiệp này không chỉ là trung tâm sản xuất mới mà còn là những điểm sáng hấp dẫn...
-
Quảng Ninh quy hoạch gần 30 bến cảng đến năm 2030
Liệu Quảng Ninh có trở thành “cửa ngõ” hàng hải lớn của miền Bắc trong tương lai gần? Với việc quy hoạch tới gần 30 bến cảng đến năm 2030, tỉnh này đang dồn lực để biến lợi thế biển thành động lực tăng trưởng chiến lược....
-
Tỉnh thuộc TOP 10 trên bản đồ bất động sản công nghiệp sẽ phát triển thêm 4 khu công nghiệp, tham vọng tăng trưởng kinh tế lên 14%
Quảng Ninh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp với kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới vào năm 2025, bao gồm KCN Đông Triều, KCN phía Bắc Sân bay Vân Đồn, KCN Hải Hà (giai đoạn 2) và mở rộng KCN Đông Mai....