Sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra Quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) vào diện cảnh báo do chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với quy định.
Pomina đang thương thảo giá với nhà đầu tư chiến lược nên chậm công bố BCTC soát xét
Lãnh đạo Pomina cho biết, do đang thu thập và cung cấp cho tư vấn khảo sát đánh giá về công ty để thương thảo giá với nhà đầu tư chiến lược, do đó đã làm cho việc chậm số liệu BCTC 6 tháng đầu năm.
Về phương án khắc phục việc cổ phiếu vào diện cảnh báo, Pomina cho biết đang tích cực làm việc với phía kiểm toán về cung cấp số liệu để có báo cáo sớm nhất.
“Công ty cam kết BCTC soát xét bán niên năm 2023 công bố trong thời gian sớm nhất có thể”, lãnh đạo Pomina cho biết.
Trước đó, ngày 5/5, HoSE đưa cổ phiếu POM vào diện theo dõi ở diện cảnh báo do lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022 là âm 445 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 15/9, HoSE tiếp tục đưa cổ phiếu POM vào diện cảnh báo kể từ ngày 22/9 do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, trong quý 2/2023, Pomina ghi nhận doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, giảm mạnh tới 79% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc kinh doanh dưới giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 350 tỷ đồng, gấp 5,6 lần mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước và bị lỗ sau thuế 537 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 8 tỷ đồng. Đây là mức thua lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp ngành thép trong nửa đầu năm nay.
Năm 2023, Pomina thông qua mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong báo cáo thường niên trước đó là doanh thu 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.
Lý giải việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT Pomina Đỗ Duy Thái cho rằng đây là chiến lược thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Ngoài ra, bất động sản chưa thể tốt lên trong năm nay dù Chính phủ đã cố gắng dùng mọi biện pháp, như giải quyết thủ tục cho từng công trình một, giảm lãi suất và giãn nợ cho các công ty bất động sản.
Theo ông Thái, đầu năm 2024, thị trường thép có thể khởi sắc nhờ đầu tư công, nhưng mức tiêu thụ sẽ chỉ tăng 15-20% vì nhu cầu thép ở Việt Nam chủ yếu đến từ bất động sản.
Cũng trong năm nay, Pomina dự định tái cấu trúc tách chi nhánh nhà máy thép (Pomina 1) và chi nhánh nhà máy luyện phôi thép (Pomina 3) thành hai công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập. Sau đó, công ty sẽ chuyển nhượng một phần vốn chủ sở hữu tại Công ty TNHH Pomina 3.
-
Theo thông tin cập nhật từ Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM), nhà máy luyện thép xây dựng Pomina 3 tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được tái khởi động vào tháng 10/2023.
-
Lộ diện "đại gia" đến từ Nhật Bản muốn ôm trọn hơn 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Pomina
Nếu chào bán thành công, công ty thép đến từ Nhật Bản dự kiến nắm giữ hơn 20% cổ phần tại Pomina.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.
-
Cổ phiếu tăng trần liên tục bất chấp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp giải trình “không biết nguyên nhân”
Cổ phiếu tăng trần hơn 5 phiên liên tục khiến doanh nghiệp thép này phải giải trình theo quy định.