Khoản đầu tư này sẽ cho phép tập đoàn Phú Mỹ Hưng mở rộng các gói cứu trợ tài chính cho khách hàng, nhà cung cấp và nhà thầu của mình theo chuỗi giá trị tài sản. “Việc này sẽ giúp bảo vệ công ăn việc làm của nhiều người cũng như góp phần phục hồi nền kinh tế trong nước”, đại diện của IFC cho biết.
Gói tài chính này đánh dấu dự án đầu tiên của IFC tại Việt Nam sau quãng thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Mục tiêu chính của IFC là cung cấp các gói hỗ trợ trong các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ để đối phó với đại dịch Covid-19.
IFC đã dành khoảng 8 tỷ USD cho nhiều quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Ngoài ra, họ cũng đã góp phần duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất có thể.
Cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của tập đoàn bất động sản Phú Mỹ Hưng. Nó khiến cả nhiều giao dịch của tập đoàn với các nhà đầu tư, khách hàng cũng như đối tác bị trì hoãn trong nhiều tháng.
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường chính mà tập đoàn Phú Mỹ Hưng nhắm tới. Bên cạnh đó, họ cũng hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa vả nhỏ.
Tận dụng kinh nghiệm trong quá khứ, IFC đặt mục tiêu khai thác khu vực tư nhân để hạn chế thiệt hại kinh tế. “Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong thời kỳ khủng hoảng là rất quan trọng vì họ là động lực chính của việc phục hồi các nền kinh tế mới nổi”, Vivek Pathak, giám đốc khu vực của IFC tại Đông Á và Thái Bình Dương cho biết.
“Sự hỗ trợ của IFC sẽ giúp đảm bảo khả năng phục hồi. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy niềm tin của chúng tôi đối với các doanh nghiệp địa phương cũng như cam kết khôi phục nền kinh tế Việt Nam đối với con đường phát triển bền vững sau đại dịch”, ông nói thêm.
Gói tài chính được IFC hỗ trợ cho tập đoàn Phú Mỹ Hưng đã diễn ra gần một năm sau khi IFC đăng ký phát hành trái phiếu trị giá 1,7 nghìn tỷ đồng (75 triệu USD) thông qua công ty của Việt Nam. Số tiền thu được cho là chủ yếu sử dụng để phát triển một thị trấn ở vùng nông thôn phía bắc tỉnh Hòa Bình.
IFC cho biết các dự án nhà ở Phú Mỹ Hung ở một số tỉnh thành tại Việt Nam nhằm cải thiện đời sống cư dân địa phương, giúp họ tiếp cận với phân khúc nhà ở chất lượng cao cũng như các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Đầu tháng này, bộ phận cho vay tư nhân của Ngân hàng Thế giới cũng đã đề xuất gói tài chính trị giá 40 triệu USD cho công ty cho vay thương mại Việt Nam OCB để hỗ trợ chương trình cho vay thương mại của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
-
Việt Nam sỡ hữu khách sạn mạ vàng đầu tiên trên thế giới
Tại Hà Nội, có một trong số những khách sạn lộng lẫy và sang trọng bậc nhất trên thế giới với hầu hết mọi thứ tại đây, từ cốc, chén cho đến hồ bơi đều được dát vàng.
-
Bất động sản sinh thái ven sông - “bánh ngon” ai cũng muốn có phần
Sở hữu một căn nhà ven sông để tận hưởng không khí mát mẻ, tầm nhìn rộng, đẹp là xu hướng đang thịnh hành trong giới thượng lưu. Tuy nhiên, để tìm được một sản phẩm như ý không dễ ở các đô thị lớn.
-
Công nghiệp bứt phá, bất động sản Long Thành “cất cánh”
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sở hữu sân bay quốc tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Long Thành đang hội tụ nhiều tiềm năng phát triển đồng bộ đô thị, công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Đây cũng là động lực cho thị trường bất động sản bứt phá.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.