Khu vực Tây Nguyên đang thiếu hụt hạ tầng cao tốc
Tại Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng với Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo 5 tỉnh vùng Tây Nguyên cùng bàn thảo về việc phát triển kết nối giao thông khu vực, trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng các tuyến cao tốc.
Theo tìm hiểu, khu vực Tây Nguyên hiện nay chỉ có tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đã được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023.
Các tuyến cao tốc đang đang hoàn thiện hồ sơ đầu tư gồm Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.
Ngoài ra, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên mong muốn Chính phủ, Bộ GTVT sớm đầu tư các dự án quan trọng khác gồm cao tốc Quy Nhơn - Pleiku,; nghiên cứu đầu tư các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa); mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột…
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ nay đến cuối năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai xây dựng 8 tuyến cao tốc tại vùng Tây Nguyên với tổng chiều dài hơn 800km, trong đó có 4 tuyến phải hoàn thành trước năm 2025.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến cao tốc. Về nguồn vốn cần linh động huy động từ nguồn Trung ương, địa phương và các nhà đầu tư.
Đối với các tuyến đường liên kết vùng, Phó Thủ tướng gợi ý tỉnh khu vực Tây Nguyên có thể cùng góp vốn đầu tư theo hướng địa phương nào mạnh hơn về nguồn lực đóng góp nhiều hơn; hoặc tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác đã làm tốt việc xây dựng hạ tầng kết nối trong cả nước.
-
Vì sao xây 37km cao tốc kết nối Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột cần 10.400 tỉ đồng?
Dự án thành phần 2 thuộc cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột cần kinh phí tới 10.436 tỉ đồng do phải thi công đoạn tuyến liên kết giữa 2 địa phương, đi qua địa hình hiểm trở, leo đèo vượt suối và phải xây dựng nhiều hầm đường bộ.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.