Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình (gồm đoạn Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Bùng (Quảng Bình) và đoạn Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình)) và Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Quảng Bình (Vạn Ninh) đến Quảng Trị (Cam Lộ).
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đối với tổng thể tất cả các đoạn còn lại trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.
Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông được triển khai chia thành 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km đi qua địa phận 13 tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long). Tổng mức đầu tư toàn dự án gần 119.000 tỉ đồng.
Trong đó, Quốc hội đã chính thức thông qua việc cho phép 3 dự án thành phần gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây sẽ được chuyển sang hình thức đầu tư công và bổ sung vốn đầu tư không quá 23.461 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu UBND các tỉnh có dự án cao tốc Bắc – Nam đi qua, chậm nhất đến ngày 31/8/2020 phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Phấn đấu hoàn thành cơ bản toàn dự án vào năm 2021, thông xe vào năm 2022.
-
Cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ thông tuyến năm 2022
CafeLand - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện; phấn đấu hoàn thành cơ bản toàn Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông vào năm 2021, thông xe vào năm 2022.








-
Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
-
Sắp tới, người dân đi TP.HCM đến Đà Lạt chỉ mất 3 giờ đồng hồ khi tuyến cao tốc này hoàn thành
Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2027, rút ngắn thời gian di chuyển TP.HCM - Đà Lạt từ 6 giờ còn 3 giờ....
-
Hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 18 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Để tránh đầu tư nhiều lần, Bộ Xây dựng đề xuất quy mô sau khi mở rộng các tuyến cao tốc này đạt 6 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch với tổng mức đầu tư khoảng 152.102 tỷ đồng.