Phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Nguồn: BNG
Cụ thể, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã trao đổi về việc Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định các Bộ, ngành Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.
Ngoại trưởng Mike Pompeo đánh giá cao hai bên duy trì trao đổi về vấn đề này, đồng thời tái khẳng định Hoa Kỳ coi trọng và cam kết duy trì quan hệ ổn định với Việt Nam.
Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhất trí quan hệ hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, ổn định, trong đó hợp tác kinh tế thương mại là trọng tâm và động lực của quan hệ song phương.
Trao đổi về việc Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.
Tại hội nghị Tổng kết năm 2020 diễn ra vào chiều 7/1, Thủ tướng khẳng định thông điệp: “Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt trong việc triển khai các hành động cụ thể để giảm thâm hụt thương mại, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Quyết tâm cùng với Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch hành động chung hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững.”
-
Giám đốc Quốc gia WB nói gì về việc Mỹ nhận định Việt Nam thao túng tiền tệ?
CafeLand - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Carolyn Turk cho biết trước việc bị Bộ Tài chính Mỹ xác định thao túng tiền tệ, Chính phủ Việt Nam có thể nghĩ tới những khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới ở những lĩnh vực khác.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá dịp cuối năm
Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
-
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỷ USD, theo số liệu ...