“Chia lửa” với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó thủ tướng Lê Minh Khái giải trình thêm các vấn đề chất vấn đại biểu Quốc hội nêu.
Theo đó, Phó thủ tướng khẳng định, điều hành chính sách tiền tệ vừa qua chủ động, linh hoạt. Lạm phát thời gian qua tăng chủ yếu do tăng giá hàng hoá, trong đó có mặt hàng chủ yếu là xăng dầu.
Chẳng hạn như 13 đợt tăng giá xăng dầu trong 5 tháng đầu năm, giá tăng thêm 7.300-7.900 đồng một lít, tương ứng 59,49% trong 5 tháng. Việc tăng giá này đã tác động tới CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm.
Phó thủ tướng cho hay, trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo chính sách tín dụng tăng trưởng tích cực, lãi suất hợp lý, dự trữ ngoại hối củng cố, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp…
Chính phủ sẽ tiếp tục bám sát các nghị quyết của Quốc hội, theo dõi sát tình hình trong nước để tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, triển khai các giải pháp về chính sách tiền tệ để hỗ trợ thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, điều hành lãi suất phù hợp với các cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: Quochoi.vn
Về kiểm soát tín dụng và các lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Đối với các dự án, phương án vay vốn trong lĩnh vực bất động sản có tính khả thi, thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn thì tiếp tục cung cấp tín dụng theo đúng quy định. Đây là chủ trương đầy đủ, xuyên suốt của chính phủ trong thời gian qua.
“Đối với lĩnh vực này có ý kiến siết chặt không thì theo tôi phải kiểm tra lại xem việc cho vay có đảm bảo tiêu chuẩn quy định không. Kiểm tra nếu trước chưa làm đúng thì làm lại cho đúng, còn làm đúng rồi thì tiếp tục làm đúng, chứ không phải siết chặt trong lĩnh vực này. Với những dự án hiệu quả thì vẫn cung cấp vốn để đảm bảo hoạt động và đóng góp cho nền kinh tế kinh tế”, Phó thủ tướng nói.
-
Lo doanh nghiệp bất động sản có thể “tắc thở” khi tín dụng siết chặt
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là mạch máu, bình oxy, dưỡng khí của thị trường bất động sản. Nếu không tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp ngộp thở, có thể đi đến “tắc thở”.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.