Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú.
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp nhất kể từ 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp, số lượng doanh nghiệp mới giảm về số lượng và quy mô, trong khi số công ty giải thể tăng lên.
Ông Tú cho biết Chính phủ, NHNN và các Bộ ban ngành đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên, tín dụng mới bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Và tới tháng 7, tín dụng mới chỉ tăng trưởng 4,56% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 9,54%.
“Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là thách thức lớn của ngành ngân hàng”, Phó thống đốc nói.
Theo ông Tú, tình hình kinh tế thế giới, cùng với những hệ lụy từ đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, ông cho biết, một số một số ngành cứ khoảng 10 năm lại gặp khó khăn, như một phần trong quy luật phát triển.
Phó Thống đốc cho biết chưa bao giờ NHNN phải điều hành chính sách trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Trong khi thế giới tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ thì Việt Nam lại phải giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp.
NHNN đã phải tiếp tục điều hành giãn hoãn các khoản nợ trong đại dịch COVID thông qua Thông tư 02, liên tục hạ lãi suất, bơm thanh khoản cho các ngân hàng thương mại (NHTM), tạo điều kiện cắt giảm phí.
Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ NHNN hiện như đang đứng giữa "hai dòng nước" trong việc điều hành. Một mặt, nếu cứ tháo điều kiện tín dụng thì chất lượng tín dụng giảm sút, nợ xấu tăng lên, “cục máu đông” (ám chỉ nợ xấu) mới tạm thời xử lý hết có thể lại quay trở lại và lại rơi vào vòng luẩn quẩn xử lý nợ xấu. Nhưng nếu không tạo điều kiện, thì tín dụng không tăng được và sẽ không có tăng trưởng kinh tế.
Để giải quyết tình trạng này, Phó thống đốc cho rằng cần phải tìm ra một điểm cân bằng để vừa tháo gỡ điều kiện tín dụng, vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đạt được mục tiêu này sẽ cần sự tích cực, trách nhiệm chính trị cao từ phía điều hành cả Nhà nước và các NHTM.
Theo ông, nhiều NHTM đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của NHNN và cũng bởi “nhận tiền vào thì phải cho vay đi”. Tuy vậy, nhà băng vẫn đang trong tình trạng “tồn kho”, không bán được “tiền” và tạo ra tình trạng dư thừa thanh khoản.
“Các doanh nghiệp (thông thường) có thể hạ giá bán, còn ngân hàng có thể hạ lãi suất. Doanh nghiệp thì có thể thua lỗ, kinh doanh có lúc lời, lúc lỗ, nhưng ngân hàng thì không thể lỗ”, ông nhấn mạnh.
-
Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong những tháng tới
Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở vùng đáy do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu.
-
Tiền nhàn rỗi vào ngân hàng kỷ lục, đạt hơn 14 triệu tỷ đồng
Tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so đầu năm.
-
Giới chuyên gia dự báo Fed tiếp tục giảm lãi suất trong tháng 12
Ngày 2/12, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – ngân hàng trung ương) đã nhận định lạc quan về tình hình lạm phát tại nước này, cho rằng Mỹ đang trên đà đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong dài hạn, theo đó hé mở triển vọng giảm lãi suất ngay ...
-
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122 ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.