Đó là một trong những câu hỏi được đặt ra với TS.Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, trong cuộc trao đổi quanh chủ đề nợ xấu và phá thế đóng băng tín dụng.
Thưa ông, sự liên quan giữa nợ xấu và tăng trưởng tín dụng âm trong những tháng qua là gì?
Nợ xấu đang là vấn đề vô cùng bức xúc hiện nay trong nền kinh tế. Vì chúng mà trong 6 năm trời, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị thụt lùi, lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng bị sụt giảm không dễ ngày một ngày hai phục hồi.
Tôi đã báo cáo với Thủ tướng rằng, nợ xấu Việt Nam hiện đã ở mức báo động và ngấp nghé ở mức 10% GDP (tỷ lệ này của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6%/tổng dư nợ tín dụng - PV).
Nếu để số nợ này cho hệ thống ngân hàng xử lý thì mỗi năm chỉ xử lý được từ 1,5-2% và phải mất 5-7 năm sau mới xử lý được. Trong chừng đó thời gian, các ngân hàng sẽ chơi bài: nghiêm ngặt cho vay mới, chủ yếu tập trung đòi nợ cũ; đồng thời duy trì lãi suất cao để bù vào tổn thất do nợ xấu, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước muốn áp đặt lãi suất tiền vay theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Như vậy thì việc phá thế “đóng băng tín dụng” chưa biết đến bao giờ. Cứ tưởng tượng rằng, nền kinh tế tiếp tục đình đốn thêm 5-7 năm, doanh nghiệp trở thành hoang tàn, mọi ngả đường của dòng vốn không luân chuyển được, thất nghiệp gia tăng thì hậu quả sẽ không thể lường hết.
Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra?
Tất nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng thì phải có lãi. Nhưng với số lãi của ngân hàng thì không nên chỉ nhìn vào số tuyệt đối vì họ quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ và nếu so sánh tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu, hay tổng tài sản thì không thực sự cao như nhiều loại hình doanh nghiệp khác.
Khi phân tích cơ cấu, bản chất lợi nhuận thì đừng nhìn vào con số lãi của các ngân hàng công bố để rồi tin rằng ngân hàng nào cũng lãi thật. Tôi biết rất nhiều ngân hàng bị dính nợ xấu rất lớn nhưng đã “ăn” vào vốn.
Con đường hạch toán này như sau: một món vay không thể đòi được nhưng ngân hàng vẫn hạch toán vào sổ, vẫn ghi lãi dưới hình thức “dự thu” nhưng thực chất đã “ăn” vào vốn tự có, cổ đông vẫn nhận cổ tức bình thường. Đáng lẽ, nếu hạch toán đúng theo thông lệ quốc tế, nợ nhóm 4,5 phải coi là lỗ.
Sự bất công của người chịu lãi suất tiền vay ở chỗ: toàn bộ lợi nhuận là ăn vào vốn trong khi vốn vẫn giữ nguyên thì chỉ còn cách đẩy lãi suất tiền vay lên bắt người vay phải chịu, chứ đào đâu ra? Chưa kể, với cách hạch toán đó, ngân hàng còn làm cho chi phí hoạt động rẻ một cách giả tạo để có được con số lợi nhuận công bố trước công chúng.
Nợ xấu có liên quan gì đến khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính còn lớn hơn nhiều lần so với tổng khối lượng tín dụng của nền kinh tế hiện đang bị đóng băng?
Tình trạng hiện nay khá căng thẳng, bởi khi nợ xấu không được xử lý, đã có rất nhiều trường hợp ngân hàng hứa với doanh nghiệp cứ tiếp tục trả nợ cũ cho vay mới nhưng sau khi doanh nghiệp trả nợ thì đóng sập cửa không cho vay.
Cũng có những trường hợp khác còn tồi tệ hơn thế. Chúng tôi đã đi khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long và thấy rằng, rất nhiều doanh nghiệp dệt may, nuôi tôm cá... sau khi được ngân hàng hứa “trả cũ cho vay mới” đã đi vay “chợ đen” để đáo hạn. Không ngờ, sau khi thu một phần nợ cũ, ngân hàng dừng cho vay mới, doanh nghiệp không có tiền thanh toán cho khoản vay ngoài, buộc phải đóng cửa bỏ trốn sự truy sát của xã hội đen.
Hỏi rằng, tài sản thế chấp đâu thì họ nói đã đưa hết cho ngân hàng. Như vậy, nợ xấu vừa làm đông cứng tín dụng, vừa khóa chặt khối lượng tài sản đảm bảo mà theo ước tính lớn hơn rất nhiều khối lượng tín dụng đã đẩy ra nền kinh tế. Đó là một mối lo không thể không giải quyết.
Xung quanh giải pháp cho vấn đề nợ xấu, một ngân hàng thương mại lớn cũng đề xuất mô hình công ty AMC với sự góp vốn của nhiều bên, ý kiến ông về vấn đề này như thế nào?
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, có một ngân hàng cũng đưa ra đề án thành lập công ty AMC và phát cho các đại biểu tham khảo. Theo đề án này, cơ cấu vốn của công ty mua bán nợ có vốn chủ sở hữu nhà nước 30%, còn các ngân hàng thương mại khác chiếm 70% nhưng tôi cho rằng không nên làm theo mô hình này.
Vì, giả định rằng công ty mua bán nợ có huy động vốn của các ngân hàng thương mại đi chăng nữa thì tỷ lệ vốn của nhà nước thông qua ngân hàng trung ương phải trên 50% để nắm giữ quyền chi phối.
Mặt khác, phải thống nhất quan điểm rằng, mục tiêu thành lập công ty đó không phải vì lợi nhuận mà vì mục tiêu “xử lý cục máu đông” nợ xấu. Nếu không, có lợi thì công ty sẽ mua, không có lợi công ty sẽ không mua thì không thể giải quyết được bản chất vấn đề. Một khi nợ xấu còn nằm ỳ ra đó thì tín dụng làm sao tăng được?
Có một mâu thuẫn là số nợ xấu thì tăng lên nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại đều công bố lãi, vậy lãi ở đâu ra?
Theo VnEconomy
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
BÁN GẤP DÃY TRỌ NGAY KCN TÂN QUY-CỦ CHI 6X40 MT NHỰA 12M GIÁ 890TR SHR
890 triệu- 240m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Chủ gửi bán gấp 185m2 full thổ gần thị trấn Đức Hòa giá chỉ 9 triệu / m2
9 triệu - 185m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0896333***
VIP
Bán Căn Hộ Cao Cấp Thành Phố Vũng Tàu – View Biển, Nhận Ngay Ưu Đãi Lớn Tháng 12
3 tỷ 900 triệu- 87m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Độc nhất MẶT TIỀN NGUYỄN THỊ ĐỊNH-THẠNH MỸ LỢI-24000(150X160)CHỈ NHỈNH 20TR/M-
486 tỷ - 24000m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938198***
VIP
SIÊU PHẨM 3 TẦNG PHẠM THỊ GIÂY, BÁN NHÀ 5,69 TỶ, 100M2, 4PN, 3WC, THỚI TAM THÔN
5 tỷ 690 triệu- 80m2
Huyện Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0977830***
VIP
Tôi cần bán căn hộ Tòa Light B Arena Cam Ranh tầng 7 view biển , nhà mới 100%
750 triệu- 37m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0938984***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.