Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Chiến lược phát triển TKV).
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển TKV thành tập đoàn kinh tế mạnh, đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nhà nước.
Tập đoàn TKV hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế để làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Theo định hướng phát triển công nghiệp than: Công tác thăm dò phải luôn đi trước một bước; thăm dò đánh giá trữ lượng than hiện có đảm bảo độ tin cậy phục vụ thiết kế khai thác kết hợp đẩy mạnh thăm dò các mỏ mới nhằm chuẩn bị nguồn tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài lĩnh vực sản xuất than của TKV nói riêng và ngành than nói chung.
Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu TKV phải đổi mới và áp dụng công nghệ thăm dò tiên tiến, đặc biệt đối với những khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, độ sâu lớn; tiếp tục tìm kiếm đối tác nghiên cứu lựa chọn công nghệ, phương pháp thăm dò thích hợp để thăm dò bể than đồng bằng sông Hồng.
Được biết, bể than Đồng bằng sông Hồng có diện tích trên 3.500 km2 nằm trong miền võng Hà Nội trải dài từ Việt Trì - Phú Thọ đến Tiền Hải - Thái Bình, tính đến độ sâu âm (-) 3.500m, ước tính trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn than.
Các đề án nghiên cứu của cơ quan chức năng đều cho thấy bể than sông Hồng có tiềm năng tài nguyên than rất cao.
Nếu tính đến độ sâu -3.500m thì tổng tài nguyên than đạt 210 tỷ tấn, gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Tuy nhiên, tiềm năng tài nguyên và trữ lượng có khả năng khai thác thực tế hoàn toàn khác nhau.
Cùng với đó, Chính phủ định hướng TKV phát triển công nghiệp khoáng sản - luyện kim.
Chính phủ giao TKV chủ trì từ công tác thăm dò, khai thác bôxít đến phát triển công nghiệp sản xuất alumin - nhôm, tạo động lực dẫn dắt phát triển ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam và góp phần vào phát triển kinh tế tại các tỉnh vùng Tây Nguyên trên cơ sở đầu tư mở rộng nâng công suất Tổ hợp alumin Tân Rai, Nhân Cơ lên khoảng 2 triệu tấn alumin/năm/tổ hợp.
TKV được phép đầu tư mới Tổ hợp bôxít - alumin - nhôm Đắk Nông 2 công suất 2 triệu tấn alumin/năm, 0,5 triệu tấn nhôm/năm và dự án nhà máy điện phân nhôm tại tỉnh Lâm Đồng với công suất 0,5 triệu tấn/năm.
Trong đó, phấn đấu hoàn thành dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông 2 trong năm 2030, để nâng cao giá trị chế biến sâu, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Nông thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia.
Chế biến sâu các loại khoáng sản để tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao; nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy sản xuất phôi thép tại Hà Tĩnh (trường hợp dự án khai thác, chế biến sắt mỏ Thạch Khê được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục triển khai), nhà máy sản xuất tổng ôxít đất hiếm/đất hiếm riêng rẽ, zircon siêu mịn, pigment, titan xốp/titan kim loại và các sản phẩm chế biến sâu từ đồng cathode.
Đối với khoáng sản bôxít Tây Nguyên, titan Bình Thuận, đất hiếm Lai Châu, crômit Thanh Hóa, các mỏ đồng tại Lào Cai... đầu tư phát triển hình thành các tổ hợp khai thác gắn với chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.
-
Doanh nghiệp Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản, kim loại chiến lược
Thời gian qua, phía Pháp đã chủ động liên hệ, triển khai hợp tác với đối tác Việt Nam về công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và kim loại chiến lược.
-
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản than.
-
Ngoài các khu vực đã được điều tra, đánh giá, thăm dò, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã phát hiện trong nhiều khu vực ở Việt Nam có tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến trữ lượng khoáng sản chiến lược.








-
Một tỉnh miền Tây gấp rút khai thác cát sông cho cao tốc, tính cả phương án chưa từng có
Tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương khai thác cát sông, đồng thời triển khai các thủ tục để sử dụng cát biển cho cao tốc đoạn qua tỉnh này.
-
Chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng về cung ứng vật liệu cho các dự án trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án quan trọng trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước,...
-
Dùng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sóc Trăng chủ động khai thác, cung ứng cát biển cho dự án theo thẩm quyền, đồng thời chủ động làm việc với các địa phương có nguồn vật liệu san lấp (cát, đá) để cung ứng cho dự án, không để dự án chậm tiến độ....