Ảnh minh hoạ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thể hiện tình hình thanh khoản suy giảm kể từ đầu năm đến nay khi dòng tiền chảy vào các công ty con đang bị kiểm soát bởi Thông tư 16, Thông tư 39, và tiếp theo là Nghị định 65/2022/NĐ-CP, đặc biệt trong quý 3 với khối lượng phát hành giảm sâu.
Vài tháng gần đây, lãi suất huy động tại ngân hàng thương mại tăng mạnh lên mức trên 9% đối với kỳ hạn 12 tháng, xu hướng gửi tiền vào ngân hàng cũng tăng dần lại khiến nhiều nhà đầu tư chuyển dần sang tham gia kênh tiền gửi tiết kiệm.
Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán MB (MBS), trong quý 3, có 63,5 nghìn tỷ đồng TPDN được phát hành, giảm khoảng 45% so với quý 2 và giảm 30% so với cùng kỳ năm trước do các tổ chức chờ đợi nghị định sửa đổi thay thế Nghị định 153 trước đó.
Tổng khối lượng phát hành trái phiếu luỹ kế trong 9 tháng đạt gần 250 nghìn tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2021. Kỳ hạn bình quân các trái phiếu phát hành trong kỳ là 3,75 năm, trong khi lãi suất bình quân là 6,9%/năm. Trái phiếu của nhóm ngân hàng chiếm 53,6% lượng phát hành, tiếp sau đó là nhóm bất động sản với 20%, theo số liệu từ MBS.
Trong 3 tháng gần nhất, MBS cho biết, các ngân hàng đã phát hành 43,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Tổng cộng trong 9 tháng đầu năm, lượng trái phiếu các ngân hàng huy động đạt 133 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng lượng phát hành. Kỳ hạn bình quân gia quyền các trái phiếu ngân hàng là 4,04 năm. Mức lãi suất bình quân đạt 5,2%/năm.
Các ngân hàng đang nỗ lực tăng vốn nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn và chuẩn bị nguồn vốn sẵn sàng cho nhu cầu phục hồi kinh tế trong năm 2022.
Trong khi đó, hoạt động phát hành TPDN bất động sản trong quý 3/2022 suy giảm khi tổng số đợt phát hành trong quý chỉ đạt với 6,3 nghìn tỷ đồng TPDN, còn từ đầu năm lượng trái phiếu huy động lên tới 52 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng lượng trái phiếu phát hành. Lãi suất bình quân gia quyền của những trái phiếu bất động sản là 9,9%/năm trong khi kỳ hạn bình quân là 3,63 năm.
Các doanh nghiệp khác phát hành gần 63.861 tỷ đồng TPDN, trong đó chủ yếu thuộc ngành Xây dựng/ Vật liệu xây dựng với hơn 18 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành trong 9 tháng, chiếm 7,4% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ. Lãi suất huy động trái phiếu các doanh nghiệp này cũng ở mức cao hơn trung bình, đạt mức 10,3%/năm và kỳ hạn bình quân là 2,38 năm.
Bộ Tài chính công bố Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.
Nghị định 65 được công bố với kỳ vọng đưa kênh vốn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ hướng tới sự bền vững, bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, đặc biệt là cộng đồng các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương trước hành vi thiếu minh bạch và gian dối của một số nhà phát hành.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....