"Lúc này, người ta nói thị trường hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề. Nền kinh tế chưa bao giờ khó khăn như những năm vừa qua cho đến năm 2013 này. Triển vọng hồi phục chỉ có được nếu như các cơ quan, ban ngành triển khai nhanh gói tín dụng này. Nếu như các ban ngành có được sự minh bạch, công khai, và đúng đối tượng, đúng mục tiêu..." - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết.

Nếu người dân mua nhà ở trên "không trung

Qua gần 2 tháng triển khai gói tín dụng hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, trên cả nước đã có 30 DN được Bộ Xây dựng đề xuất cho vay nguồn vốn ưu đãi 9.000 tỷ (30% của 30.000 tỷ) và 27 trường hợp khách hàng cá nhân (trong đó TP. HCM có 18 trường hợp, Hà Nội có 6 trường hợp, Quảng Ninh có 3 trường hợp) đang được xét duyệt hồ sơ giải ngân nguồn vốn 21.000 tỷ (70% của 30.000 tỷ).
"Hiện nay tôi chưa nắm được các con số chính xác về việc giải ngân nguồn vốn 30.000 tỷ này.
Tuy nhiên, cái mà tôi quan tâm là việc giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ thì TP. HCM thực hiện rất chậm. Vì TP. HCM làm đúng theo quy định, tức là phải báo cáo tình hình các dự án xây dựng lên Sở Xây dựng, rồi qua kiểm tra xét duyệt, đủ điều kiện thì mới được vay.TP.HCM "trâu chậm uống đục" là ở chỗ đó.
Kỹ lưỡng, chặt chẽ thành ra là chậm. Theo công bố của NHNN thì gói 30.000 tỷ này có hiệu lực, được triển khai từ ngày 1/6/2013, nhưng các DN ngoài Bắc đã chuẩn bị từ rất lâu rồi. Thành ra chính sách này thực sự không vui" - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cho biết.
Cũng theo ông Châu, điều mà cá nhân ông mong muốn là làm sao 21.000 tỷ, 70% của gói này đến được người tiêu dùng thật nhanh, để đảm bảo được sự thông thoáng.
"Nếu nhà ở xã hội thì phải xét duyệt đúng đối tượng, nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng thì phải đơn giản hoá thủ tục hơn nữa. Chỉ cần xác minh người mua đó chưa có nhà ở và họ có công việc ổn định thì nên cho người ta mua.
Chứ giờ đòi hỏi cái dự án mà người ta mua phải xét duyệt qua Sở này, Sở kia thì không ổn. Vì vấn đề là dự án đó có thật không? Công trình nhà ở có thật không? Cái căn hộ đó có thật không? Nếu có thật thì cho người ta mua thôi, đâu cần phải xét duyệt hay thủ tục này nọ cho phức tạp.
Còn nếu hiện nay cứ cho người dân mua căn hộ dở dang, căn hộ hình thành trong tương lai, mới chỉ có phần móng thì cực kỳ rủi ro. Mỗi lần góp mấy chục phần trăm, góp ít khổ ít, góp nhiều khổ nhiều, và ví dụ điển hình chính là vụ Chủ tịch Tập đoàn Megastar bị bắt, còn những khách hàng của Tập đoàn này thì không biết phải làm sao" - Ông Châu nói.

Lúc này, nói thị trường BĐS đang hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề.

Nếu người dân mua nhà ở trên "không trung", vào thời điểm mà chủ đầu tư đổ vào dự án chưa nhiều, mới chỉ có cái móng để đảm bảo đủ điều kiện bán nhà, loại nhà hình thành trong tương lai thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại đối với người tiêu dùng.

"Chưa kể là hiện nay Bộ Xây dựng còn chủ trương cho xây mới thì làm sao đúng với chính sách, nội dung của Nghị quyết 02 được, cái đó chính là chệch mục tiêu mà trước đó tôi đã từng nhắc tới.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải giải quyết cái hàng tồn kho, cái đống nhà còn đang xây dựng dở dang chứ không phải là tập trung đi xây thêm nhiều dự án mới" - Ông Châu cho biết.
Không công bằng, không minh bạch
Cũng từ việc giải ngân chậm nguồn vốn 30.000 tỷ và những bất cập trong quá trình thực hiện, nên theo ông Châu, cứ với đà này thì tín hiệu phục hồi của thị trường BĐS là gần như không có, thậm chí nếu cho rằng có triển vọng phục hồi là không đúng thực chất của vấn đề
"Nhìn một cách tổng thể, tôi thấy các DN đầu tư, phát triển BĐS đang cực kỳ vất vả, khó khăn. Lúc này, người ta nói thị trường hồi phục, triển vọng hồi phục là không đúng thực chất của vấn đề. Nền kinh tế chưa bao giờ khó khăn như những năm vừa qua cho đến năm 2013 này. Triển vọng hồi phục chỉ có được nếu như các cơ quan, ban ngành triển khai nhanh gói tín dụng này.
Nếu như các ban ngành có được sự minh bạch, công khai, và đúng đối tượng, đúng mục tiêu, chứ cứ làm chệch hướng như hiện nay là rất nguy hiểm. Rút cuộc sẽ chỉ có một số DN có lợi, sẽ không công bằng, không minh bạch" - Ông Châu cho biết.
Theo ông Châu, 70% của gói 30.000 tỷ nếu giải ngân nhanh thì sẽ tạo cú hích cho thị trường. Còn hiện nay, qua gần 2 tháng triển khai mới chỉ giải quyết được hơn 20 trường hợp trên toàn quốc là quá ít, và không gây được tác động, ảnh hưởng đến thị trường.
Cũng vì thế mà việc thực hiện các chính sách của Nhà nước trở nên không có hiệu quả trên thực tế. "Chủ trương, Nghị quyết 02 đúng nhưng việc thực hiện lại chưa đúng, chệch mục tiêu" - Ông Châu nói.
"DN của tôi chỉ làm về các khu công nghiệp, làm công tác đầu tư, xây lắp hệ thống lưới điện của khu dân cư. Nên DN của tôi cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường, vì các khu dân cư không triển khai được thì chúng tôi cũng thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động quảng cáo, tổ chức sự kiện, cho thuê cao ốc... nói chung là cũng đa chức năng.
Tuy nhiên, chúng tôi không lệ thuộc vào việc giải ngân nguồn vốn 30.000 tỷ, và những suy nghĩ, đóng góp của tôi là hoàn toàn khách quan, với mong muốn mọi cơ chế, chính sách được thực hiện tốt hơn, và không có gì vụ lợi trong chuyện này" - Ông Châu bày tỏ
Duyên Duyên (Báo Đất Viêt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.