Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận: “Đúng là hiện nay còn nhiều bất cập. Chúng ta chưa có sự đồng bộ ở các khu chung cư, khu cao tầng trong các khu đô thị lớn. Vẫn luôn có sự bất cập về hạ tầng chung, phúc lợi công cộng chưa đáp ứng được”.
Theo Bộ trưởng, nếu như chúng ta đầu tư đồng bộ thì sẽ xử lý được, nhưng vì chưa có sự đồng bộ nên luôn tồn tại sự bất cập.
Về trách nhiệm, ông Dũng nêu rõ: "Chính phủ đã phân cấp trách nhiệm quản lý, phê duyệt các dự án, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, chỉnh trang đô thị… cho các địa phương, nhất là các thành phố lớn".
Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa tuân thủ các quy định về tổ chức không gian trong đô thị, việc quy định trách nhiệm của các chủ thể chưa rõ ràng, chưa có các chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm.
Về giải pháp, ông Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là sẽ di dời tất cả cơ sở lớn như bệnh viện, trường học… ra khỏi nội đô để giảm áp lực đến hạ tầng. Để thực hiện việc này, Chính phủ đã phân cấp rất mạnh cho lãnh đạo các địa phương. Nội dung phân cấp chủ yếu là việc xây dựng như thế nào, quy hoạch ra sao cho đúng chỉ đạo chung về mật độ và các hạ tầng phúc lợi kèm theo.
Hàng loạt cao ốc đua nhau mọc lên dọc trục đường Lê Văn Lương, phía Tây Hà Nội.
Liên quan đến việc Quốc hội mới công bố giám sát tối cao về đất đai, trong đó nói rằng có khoảng 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Đây là điều chỉnh quy hoạch chi tiết về mặt xây dựng, Bộ Xây dựng đã rà soát, báo cáo Chính phủ, tổng hợp, báo cáo Quốc hội.
"Đây là quy hoạch chi tiết thuộc quản lý của Bộ Xây dựng", ông Thành nói.
Theo báo cáo giám sát đất đai của Quốc hội, việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chi tiết còn tùy tiện. Việc điều chỉnh quy hoạch diễn ra khá phổ biến, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, cả nước có 1.390 dự án có quy hoạch điều chỉnh trong đó có 9 dự án điều chỉnh hơn 5 lần.
Về vấn đề này, Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhận định: Việc điều chỉnh dự án phần lớn tạo điều kiện để làm lợi cho nhà đầu tư, thu hẹp lợi ích cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý quy hoạch kiến trúc, cơ quan thẩm định phê duyệt nói gì về vấn đề này và trách nhiệm như nào, đề nghị báo cáo làm rõ thêm.
Về quy hoạch sử dụng đất đai đô thị, kết quả cho thấy trong công tác quy hoạch, tỷ lệ lấp đầy quy hoạch chi tiết đạt thấp, một số tỉnh đạt khoảng 10% và tỷ lệ đô thị ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chiếm khoảng 26% tổng các đô thị. Do thiếu quy hoạch chi tiết và cơ chế quản lý quy hoạch kiến trúc nên hạn chế lớn trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như quản lý kiến trúc và cảnh quan.
-
Quản lý đất đai: Buông lỏng kỷ cương, chạy theo lợi nhuận doanh nghiệp
CafeLand - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc để xảy ra tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai có sự tiếp tay của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý sai phạm chưa dứt điểm gây hoài nghi trong dân.
-
Điều chỉnh quy hoạch: Đại biểu Quốc hội hoài nghi lợi ích nhóm
CafeLand - Tại buổi làm việc ngày 27-5 Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội hoài nghi việc điều chỉnh, phá vỡ quy hoạch thời gian qua có sự góp tay của lợi ích nhóm, sân trước-sân sau. Việc điều chỉnh quy hoạch còn tuỳ tiện, chủ quan và vẫn theo ý chí của chủ đầu tư.