Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đã trên 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ.Tổng nợ xấu mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được, đã trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ.
Tính gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được và nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu trên cơ sở tính toán thận trọng của Ngân hàng Nhà nước thì chiếm tỷ lệ khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay.
Trong điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu thì hàng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3 - 1,5% trên tổng dư nợ do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đồng thời, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16% trong 05 năm tới thì dự kiến sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, tổng nợ xấu sẽ lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng cần phải được xử lý hiệu quả.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, nợ xấu có liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản và các ngành có liên quan đến bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến có nhiều dự án bất động sản "trùm mền", dở dang, trong đó, TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án ngừng triển khai.
Nợ xấu thường được bảo đảm bằng tài sản thế chấp là bất động sản, dự án bất động sản, nhà ở đã hoàn thành, nhà ở hình thành trong tương lai do đó khi xử lý nợ xấu cần xem xét bao quát các vấn đề này.
Chủ tịch HoREA lý giải, nợ xấu nhưng tài sản đảm bảo không xấu vì thông thường bất động sản khi thế chấp để vay tín dụng chỉ được tổ chức tín dụng trị giá phổ biến ở mức trên dưới 60% giá trị thực.Tài sản bảo đảm của nợ xấu có thể là tài sản của người đi vay, có thể là tài sản của bên thứ ba, cũng có trường hợp là căn hộ của người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng... Do vậy, khi xử lý nợ xấu đề nghị cần xem xét bao quát các vấn đề nêu trên.
Để giải quyết tình trạng các dự án bất động sản “trùm mền” , HoREA kiến nghị nên sửa đổi luật Kinh doanh bất động sản theo hướng cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch. Coi việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư với nhau.
Ông Châu cho biết, việc cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế chuyển nhượng dự án bất động sản như trên đây sẽ giúp khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A), khai thông nguồn vốn, tái khởi động các dự án đang bị ngừng triển khai, cũng là một giải pháp góp phần tích cực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Bất ngờ với đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái
Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Fecon cùng đối tác Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái, nhằm kết nối TP.HCM và Đồng Nai. Theo đại diện Fecon, việc xây hầm sẽ giảm thiểu khó khăn t...
-
Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024
Nhà sáng lập Ecopark vừa được vinh danh ở hạng mục Chủ đầu tư của thập kỉ do BTC Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru trao tặng. Riêng dự án Ecovillage Saigon River- bất động sản Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam còn nhận được giải thưởng Dự...
-
TP.HCM sẽ sửa chữa gần 4.000 căn hộ để phục vụ tái định cư
UBND TP.HCM vừa triển khai kế hoạch sửa chữa gần 4.000 căn hộ chung cư thuộc sở hữu nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu tái định cư cho người dân. Đây là động thái quan trọng để giải quyết các khó khăn trong việc quản lý, sử dụng quỹ nhà ở công cộng và đả...