Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Mark Carney trò chuyện trong buổi chụp ảnh gia đình tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Kananaskis, Alberta, Canada, ngày 16/62025. Ảnh: Reuters
Mức thuế tăng vọt, những lời cảnh báo cứng rắn cùng loạt “thư cảnh báo” được ông Trump công khai gửi tới các lãnh đạo đã khiến không khí đàm phán thương mại toàn cầu nóng lên từng ngày.
Canada là một trong những đối tác bị áp thuế cao nhất – lên tới 35%. Trong thư gửi Ottawa, ông Trump chỉ trích mạnh mẽ việc Canada không ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ, đồng thời cáo buộc nước láng giềng đánh thuế hàng trăm phần trăm với sữa Mỹ. Đáng chú ý, để nối lại đàm phán, chính phủ Canada đã buộc phải từ bỏ kế hoạch đánh thuế dịch vụ số - một chính sách vốn gây tranh cãi với Washington.
Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ – đã đạt được thỏa thuận quan trọng vào tháng 6. Theo đó, hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ chịu thuế 55%, trong khi Bắc Kinh chỉ áp mức 10% với hàng Mỹ. Hai bên cũng thống nhất dỡ bỏ một số rào cản phi thuế và nới lỏng kiểm soát xuất nhập khẩu một số mặt hàng nhạy cảm...
Brazil hứng mức thuế lên tới 50% – một trong những con số cao nhất trong đợt áp thuế lần này. Ông cũng cho rằng Brazil đang duy trì thâm hụt thương mại “không thể chấp nhận được” với Mỹ, dù số liệu thực tế cho thấy Washington vẫn xuất siêu hơn 7 tỷ USD sang quốc gia Nam Mỹ này.
Ấn Độ hiện vẫn đang nỗ lực đàm phán để tránh mức thuế 27% dự kiến áp từ 1/8. Washington muốn New Delhi mở cửa thị trường nông sản – bao gồm đậu nành, hạnh nhân, sữa và thực phẩm biến đổi gen – trong khi Ấn Độ đang tìm kiếm nhượng bộ từ Mỹ ở lĩnh vực thép, ô tô, dệt may và năng lượng.
Nhật Bản đối mặt với mức thuế 25%. Tổng thống Trump cho rằng Nhật Bản không công bằng khi không nhập ô tô Mỹ nhưng lại xuất hàng triệu xe sang thị trường Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, Thủ tướng Shigeru Ishiba cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiến triển từng bước, dù còn nhiều khác biệt.
Thái Lan có thể bị duy trì mức thuế 36% nếu không đạt được thỏa thuận trước 1/8. Bangkok đã đưa ra đề xuất giảm thặng dư thương mại với Mỹ 70% trong vòng 5 năm và đang trong quá trình thương lượng chi tiết với Washington.
Biểu thuế mới dự kiến áp dụng từ ngày 1/8/2025:
Quốc gia | Mức thuế mới (%) | Thay đổi so với tháng 4 |
Brazil | 50 | Tăng mạnh từ 10% |
Bangladesh | 35 | Giảm từ 37% |
Canada | 35 | Tăng từ 25% |
Nhật Bản | 25 | Tăng từ 24% |
Hàn Quốc | 25 | Giảm nhẹ từ 26% |
Thái Lan | 36 | Không đổi |
Ấn Độ | 27 | Có thể đạt thỏa thuận |
Indonesia | 32 | Không đổi |
| ||
Trung Quốc | 55 (đã thỏa thuận) | Giảm từ 145% |
Liên minh châu Âu (EU) | 10–20 (đang đàm phán) | Giảm từ 20% |
-
VCBS: Mức thuế quan của Trump chưa đủ mạnh để kích hoạt xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam
VCBS đánh giá sẽ không có làn sóng FDI ồ ạt rút khỏi Việt Nam, nhưng cảnh báo lượng đầu tư mới có thể chững lại.
-
Bức thư từ ông Trump hé lộ mức thuế mới dành cho 14 quốc gia
Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố sẽ áp mức thuế cao lên hàng nhập khẩu từ ít nhất 14 quốc gia, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới, theo một loạt bài đăng trên mạng xã hội Truth Social vào ngày 7/7.
-
Ông Trump vừa áp thuế 25% lên hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc, giá vàng phản ứng ra sao?
Giá vàng thế giới đã thu hẹp đà giảm trong phiên giao dịch ngày 7/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 1/8. Động thái này khiến giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng, dù đồng USD mạnh lên tiếp tục gây áp lực lên giá kim loại quý này.







