Ông Quyết khẳng định FLC có những định hướng riêng để phát triển Bamboo Airways. Như, với hạ tầng du lịch lớn là khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho hãng hàng không.
“FLC đã mang lại lợi nhuận cho các hãng hàng không khác nhờ cơ sở hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng, không có lý do gì mà Bamboo không có hiệu quả”, ông Quyết đặt vấn đề.
Trả lời câu hỏi quy trình đề Bamboo Airways có thể cắt cánh, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết: Chính phủ đã thông qua chủ trương thành lập hãng hàng không Bamboo, nhưng để bay được còn rất nhiều thủ tục liên đới phải hoàn thành.
Cụ thể, hàng không là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên Bamboo cần đáp ứng tất cả các điều kiện như nhân lực, tuyến bay, mở ở đâu và bao nhiêu máy bay. Và khi tất cả những thủ tục đó xong thì Bamboo mới có thể cất cánh.
Ông Quyết chia sẻ, kế hoạch của FLC sẽ cho chuyến bay đầu tiên của tập đoàn cất cánh vào cuối năm 2018 và sớm nhất là vào ngày 10/10/2018.
Chia sẻ về quá trình ra đời Bamboo Airways, ông Quyết cho biết: FLC đã có 4 năm để chuẩn bị cho ra đời hãng máy bay và 2 năm trở lại đây thì ráo riết chuẩn bị để hoàn thành kế hoạch.
Theo đó, trong tháng 3/2018 FLC đã ký mua 24 máy bay Airbus, tháng 6/2018 đã mua 20 máy bay Booing 787. Không chỉ ký thoả thuận, FLC đã thanh toán tiền cho 2 nhà sản xuất để bàn giao sớm nhất vào tháng 1/2020 và năm 2011.
Trước câu hỏi “Liệu FLC và ông Quyết có mạo hiểm khi thành lập Bamboo?”, ông Quyết cho biết, bản thân và FLC đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho việc thành lập hãng Bamboo. Cụ thể, đến năm 2020 sẽ có trên dưới 20 quần thể nghỉ dưỡng tầm cỡ của FLC đi vào hoạt động. Và bản thân ông Quyết coi những quần thể nghỉ dưỡng này như một cặp song sinh với hãng hàng không Bamboo.
Chia sẻ thêm về hoạt động của Bamboo trong thời gian tới, ông Quyết cho biết, trong năm 2018, FLC đã ký hợp đồng thuê 20 chiếc may bay theo cả hình thức thuê khô và thuê ướt. Trong năm 2019 sẽ có thêm 20-30 máy bay nữa được FLC thuê.
FLC đang tiếp tục tuyển dụng 600 người cho hãng Bamboo để cuối năm nay hãng hàng không có thể đi vào hoạt động.
Trước đó, ngày 10/7, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Bamboo Airways tại Cảng hàng không Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 100% vốn đầu tư. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023 và được cấp phép thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày 9/7. Quy mô của hãng hàng không này đến năm 2023 là 10 máy bay A320/A321 hoặc B737.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành
CafeLand - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình triển khai lập quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.