Ảnh minh hoạ.
Kiểm soát lạm phát, cân bằng tỷ giá
Từ tháng 2/2022, áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng do xung đột giữa Ukraine và Nga, tạo ra cú sốc lớn trên thị trường hàng hóa kèm theo sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến mặt bằng giá cả hàng hóa chỉ duy trì ở mức cao.
Lạm phát tại Mỹ cao nhất 4 thập kỷ trở thành ngọn lửa châm ngòi khiến giá USD đạt đỉnh vào năm 2022, lên mức cao nhất 20 năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tổng cộng của Mỹ trong tháng 6 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất tại Mỹ kể từ tháng 12/1981. Phần lớn lạm phát gia tăng trong tháng 6 là do giá năng lượng tăng 7,5% trong một tháng và 41,6% trong 12 tháng.
Trước sức nóng của lạm phát, Fed đã quyết định tăng mạnh lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm liên tiếp 4 lần trong năm qua. Năm 2022, Fed tăng lãi suất từ 0,25% lên 4,5%, tương đương 4,25 điểm phần trăm.
Mặc dù việc Fed tăng lãi suất sẽ gây ra nhiều hệ lụy như làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và nhiều tác động tiêu cực khác tới các nền kinh tế; nhưng đồng thời cũng khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn trên 2 năm ghi nhận mức tăng trên 4%, qua đó hấp dẫn các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn các kênh đầu tư khác trên thế giới. Điều này làm gia tăng nhu cầu đối với chứng khoán định giá bằng USD, qua đó giúp đẩy giá trị đồng USD lên cao.
Ở trong nước, theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 9/2022 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%.
Trước sức nóng của đồng USD trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những hành động quyết liệt để kiểm soát lạm phát và cân bằng tỷ giá.
Khi Ngân hàng nhà nước tiến hành thắt chặt tiền tệ, tức là tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Và đương nhiên, điều này làm nhu cầu về tiền giảm xuống. Thay vì đi vay hoặc dùng tiền, người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi suất cao. Nhu cầu tiêu dùng trở nên thấp, dẫn đến việc giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lượng tiền lưu thông trên thị trường cũng giảm theo, ảnh hưởng tích cực đến đồng tiền của quốc gia.
Thông thường, theo quy luật của thị trường, chỉ số lạm phát phải nhỏ hơn lãi suất tiền gửi.
Theo đó, ngày 22/9/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lần đầu tiên tăng lãi suất điều hành trong năm, với lãi suất tái cấp vốn từ 4,0% tăng lên 5,0% và lãi suất chiết khấu từ 2,5% tăng lên 3,5%.
Tiếp sau đó, ngày 25/10/2022, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm.
Bên cạnh đó, NHNN cũng điều chỉnh tăng các mức trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; tiền gửi kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng từ 5,0% lên 6,0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, mức tăng 2 lần, mỗi lần 1% như các bước điều chỉnh trước đây, đưa lãi suất về tương đương giai đoạn trước dịch là phù hợp với xu hướng của toàn cầu. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương lớn như Fed đã tăng lãi suất 6 lần trong năm 2022 với tổng mức tăng là 3,75%, đưa lãi suất về mức gấp đôi so với trước dịch. Như vậy lãi suất tăng là hợp lý để kiểm soát lạm phát và ổn định nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ ổn định tỷ giá.
Lãi suất huy động tăng 3-4%
Sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành, cuộc đua tăng lãi suất huy động vẫn tiếp tục nóng vào tháng cuối năm.
Theo thống kê, lãi suất huy động đã tăng khoảng 3-4%/năm tại nhiều ngân hàng kể từ đầu năm đến nay. Hiện đã có một số ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất trên mức 10%/năm.
Lãi suất huy động tăng, tuy nhiên, thị trường tài chính lại nghi nhận một tín hiệu tích cực khi một số ngân hàng có động thái giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, dẫn đầu là Vietcombank giảm lãi suất tới 1%/năm đối với các khoản vay VND cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu, thời gian từ 1/12-31/12/2022. Chính sách giảm lãi suất này không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…
Sau Vietcombank, từ 1/12 đến 31/12/2022, HDBank cũng giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau, với số tiền giảm lãi suất lên tới 120 tỷ đồng.
Tiếp đó, Agribank giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 30/11/2022. Đối với dư nợ phát sinh từ 1/12/2022 đến 31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.
Và mới nhất, ACB cũng thông báo giảm 1% từ 6/12/2022 đến 31/1/2023, đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hiện đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ACB.
Vẫn còn nỗi lo lãi suất
Dù có những tín hiệu tích cực về giảm lãi suất, song nhiều người đi vay và doanh nghiệp vẫn còn nguyên nỗi lo về lãi suất.
Theo dự báo của TPS, Trong thời gian tới, ngoài yếu tố thâm hụt cán cân vãng lai, thì các hành động của Fed về lãi suất của Hoa Kỳ và yếu tố lạm phát trong nước sẽ có tác động khá lớn tới sự điều hành lãi suất của NHNN. Mặc dù Fed đã bày tỏ quan điểm sẽ giảm tốc tăng lãi suất trong thời gian tới, tuy nhiên, quyết định của Fed còn phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Sự phục hồi nền kinh tế Trung Quốc và xu hướng dịch chuyển nhà máy từ EU sang Hoa Kỳ sẽ là yếu tố gây khó khăn cho Fed trong việc kiểm soát lạm phát và giảm tốc tăng lãi suất trong năm tới, theo TPS.
Về bối cảnh trong nước, mặc dù cán cân vãng lai đã được cải thiện, nhưng cân tổng thể thâm hụt rất lớn ở quý 3/2022 và khả năng cán cân vãng lai và cán cân tổng thể tiếp tục thâm hụt ở quý 4 vẫn có thể xảy ra. Một yếu tố quan trọng nữa là, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng mạnh kể từ tháng 10 và vượt qua lạm phát chung. Điều này cho thấy, lạm phát đang bắt đầu lan tỏa tới hầu hết các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành giáo dục, ăn uống và vật liệu xây dựng…
Bên cạnh đó, giá điện tăng cũng sẽ tiếp tục gây áp lực cho lạm phát từ giờ tới năm sau. Vì vậy, điều chỉnh giá xăng không còn là công cụ hiệu quả cho các nhà điều hành kiểm soát lạm phát, theo TPS.
TPS dự báo, sắp tới, khả năng NHNN tiếp tục tăng lãi suất điều hành là rất cao. Đặc biệt là quyết định mở 1,5% - 2% room tín dụng cho toàn hệ thống có thể là hành động xoa dịu trước khi tăng lãi suất của NHNN. Từ giờ tới sang năm 2023, Fed có thể có 2 đến 3 lần tăng lãi suất, tức là NHNN có khả năng cũng phải tăng lãi suất điều hành thêm 2 – 3 lần, trung bình mỗi lần khoảng 1%. Đỉnh lãi suất điều hành có thể sẽ rơi vào giữa quý 2/2023, với mức tăng từ 2%- 3% so với mức lãi suất điều hành hiện tại, TPS nhận định.
-
Giáo sư Hà Tôn Vinh: Muốn thị trường bất động sản phát triển, lãi suất phải ổn định, lâu dài
Giáo sư Hà Tôn Vinh cho rằng muốn thị trường Bất động sản phát triển, lãi suất phải ổn định, lâu dài. Lãi suất có tăng thì tăng trong một khoảng nhất định, không thể từ 6-7%/năm tăng vọt lên 12%/năm.
-
Lộ diện ngân hàng có lãi suất tiết kiệm trên 8%/năm
Tháng 11 chứng kiến xu hướng điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng.
-
Một ngân hàng số tăng kịch trần lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng lên cao nhất thị trường
Ngân hàng số Cake by VPBank vừa cập nhật biểu lãi suất mới, trong đó kỳ hạn 1 tháng lên tới 4,1%/năm lãi suất, cạnh tranh mạnh với các ngân hàng quốc doanh.
-
Dự đoán lộ trình hạ lãi suất của Fed sẽ ra sao trong năm 2025?
Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Bank of America – ông Brian Moynihan dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 0,5% trước khi kết thúc năm, sau đó là 4 lần cắt giảm nữa, mỗi lần 0,25%, trải đều trong năm 2025, đưa lãi suất cuối cùng xuống còn 3,25%. Ông dự kiến ...