29/11/2019 8:03 AM
CafeLand - Thông tin này được PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đưa ra tại Diễn đàn bất động sản thường niên 2019 sáng 27/11.

PGS.TS Trần Kim Chung.

Ông Chung dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, từ 2010 đến 2018, đóng góp của bất động sản vào tăng trưởng GDP là 0,6 điểm phần trăm, toàn ngành xây dựng là 0,9 điểm phần trăm.

“Tôi cho rằng, với thị trường hiện nay, xem xét nguồn vốn vào thị trường bất động sản là cốt lõi trong tất cả các nghiên cứu”, ông Chung nói.

Theo ông Chung, hiện có nhiều nguồn vốn dịch chuyển vào thị trường bất động sản, trong đó có vốn FDI dịch chuyển vào Việt Nam. Số liệu 18 tháng gần nhất cho thấy, vốn ngân hàng thương mại đã được cải thiện nhưng có xu hướng siết chặt vào cuối năm.

Thứ hai là 119.000 tỉ đồng vốn trái phiếu. Đây là luồng tiền quan trọng của thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhất.

Thứ ba là nguồn kiểu hối. Sau năm 2016 có suy giảm, ba năm gần đây nguồn kiều hối tăng dần, dự báo sẽ đạt 16 tỉ đồng vào 2019.

Thứ tư là nguồn đầu tư tư nhân vào hạ tầng bắt đầu trỗi dậy. Điều này chứng tỏ kinh tế tư nhân làm được những việc mà cách đây 20 năm chỉ là viễn cảnh.

Thứ năm, nguồn phái sinh, đặc biệt là condotel. “Bốn năm trước nếu có những cảnh báo như hôm nay thì mọi người sẽ tỉnh táo hơn, tránh được những đổ vỡ từng phần”, ông Chung nói.

Thứ sáu là chứng khoán, và thứ bảy là đầu tư công…

Ảnh minh hoạ.

“Xem xét nguồn vốn đầu tư vào thị trường 2019 sẽ thấy tình hình 2020 không có nhiều biến động, đặc biệt với nguồn vốn đầu tư”, ông Chung nhận định.

Câu hỏi đặt ra là năm 2020 đòi hỏi những gì? Ông Chung cho rằng có năm câu trả lời.

Một là, hoàn thiện các chính sách về condotel và officetel càng nhanh càng tốt. Từ tháng 4 năm 2019, Thủ tướng đã đưa ra yêu cầu nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời.

Hai là ra được càng sớm càng tốt quy hoạch quốc gia và tỉnh để làm cơ sở cho các dự án từ 2020 trở đi có thể được phát triển ổn định.

Thứ ba là đưa ra các cơ chế đặc thù để Nhà nước đồng hành với tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, đưa ra những rà soát trong thực tiễn và kiên quyết thực hiện những dự án chậm tiến độ, không triển khai hoặc chế tài.

Thứ năm, cần hơn nữa tính minh bạch, hạn chế những phấn khích kiểu như lãi suất 14,5% cũng như cam kết 12,5% cho những khả năng phát triển bình thường.

“Tôi cho rằng lãi suất trên 10 hay 12.5% chỉ là những dự án cực kỳ đắc địa, của những doanh nghiệp cực kỳ thành công. Còn những doanh nghiệp bình thường và những dự án không đặc biệt thì không thể nào đạt được mức cam kết đó và nhà đầu tư cần tỉnh táo trong những trường hợp này”, ông Chung cảnh báo.

  • Tiền đầu tư cho nhà ở xã hội bị “đóng băng”

    Tiền đầu tư cho nhà ở xã hội bị “đóng băng”

    Số tiền thu từ quỹ 20% để phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương, nhất là ở TP.HCM rất lớn, nhưng bị “đóng băng” trong Quỹ phát triển nhà ở, trong khi người thu nhập thấp thiếu khoản hỗ trợ tài chính để mua nhà ở xã hội.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.