Dự án Ba Sơn, quận 1, TPHCM. Ảnh: LT
Theo biên bản ký kết hai bên, các đối tác nước ngoài giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm đã từng tham gia xử lý tài sản và tái cấu trúc nhiều trường hợp tương tự trên thị trường quốc tế.
VTP cần phía các đối tác hỗ trợ và chứng minh nguồn vốn để thực hiện đề án xử lý tài sản gắn liền với tái cơ cấu SCB giai đoạn đầu với số tiền 3 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD sẽ dùng để thanh toán cho các trái chủ của giai đoạn 2 vụ án; số tiền 2 tỷ USD sẽ phục vụ tái cơ cấu Ngân hàng SCB (một phần để hoàn trả cho cho người dân có tiền gửi tại SCB và một phần để tăng vốn điều lệ SCB đảm bảo nguồn vốn hoạt động).
Tiếp đó, các bên có liên quan sẽ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin chủ trương thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn trả tiền cho các lô trái phiếu của người dân thuộc giai đoạn 2 của vụ án và đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản, tái cơ cấu SCB, thu tiền hoàn trả cho nhà nước trong thời gian sớm nhất.
Các đối tác nước ngoài đồng ý sẽ chứng minh nguồn vốn theo yêu cầu của VTP trên nguyên tắc các bên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương cho phép thực hiện và phải có tài sản bảo đảm tương ứng với số tiền chuyển vào Việt Nam để phục vụ tái cơ cấu SCB, khắc phục hậu quả vụ án.
Trước đó, đại diện VTP cũng có tờ trình gửi đến lãnh đạo Đảng, Chính phủ và các bộ, Ngân hàng nhà nước về việc xin tham gia tái cơ cấu, hoặc tự nguyện nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) về việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng SCB gắn liền với xử lý tài sản để khắc phục hậu quả vụ án.
Theo đó, hiện tại, nguồn vốn để thực hiện đề án giai đoạn 1 với số tiền 2 tỷ USD (tương đương hơn 50 ngàn tỷ đồng) đã được VTP cùng với các đối tác chuẩn bị sẵn sàng chuyển vào tài khoản phong tỏa khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và nguồn vốn giai đoạn 2 với số tiền 8 tỷ USD (tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng) cũng đã được VTP và các đối tác lập kế hoạch, lộ trình để thực hiện.
Lộ trình thực hiện đề án trong vòng tối đa 12 năm. Giai đoạn 1, trong năm đầu tiên, nhà đầu tư sẽ giải ngân số tiền hơn 50.000 tỷ đồng để xử lý tài sản, bù đắp, khắc phục hậu quả của vụ án. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5, nhà đầu tư sẽ tiếp tục bổ sung các nguồn vốn hợp pháp (vốn đối ứng, vốn vay và vốn từ hoạt động khai thác dự án...) để đầu tư phát triển các dự án đã hoàn thiện pháp lý có giá trị lớn và có tính khả thi cao tạo nguồn thu.
Từ năm thứ 6 đến năm thứ 12, Tập đoàn cùng với các đối tác sẽ sử dụng nguồn vốn từ giai đoạn đầu (sau khi đã trả các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển các dự án) để hoàn trả cho Nhà nước và khắc phục hậu quả…
-
Tại phiên xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan khẳng định không chiếm đoạt tiền của các trái chủ. Bà cho biết đã để SCB sử dụng các công ty thuộc tập đoàn của mình nhằm phục vụ việc phát hành trái phiếu.
-
Chính phủ yêu cầu sớm xử lý Ngân hàng SCB
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ yêu cầu ngành ngân hàng cần sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), không để chậm trễ hơn nữa; khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng TMCP Đông Á.
-
Đại biểu Hòa dẫn chứng vụ vụ án SCB có đến 3 doanh nghiệp kiểm toán độc lập có tầm cỡ có sai phạm. Với chức năng quản lý ngành, Bộ trưởng có giải pháp gì để phòng ngừa răn đe, tiêu cực của lĩnh vực kiểm toán tư nhân?.








-
Những dự án bất động sản “khủng” của doanh nghiệp hơn 2 tuổi Viva Land
Dù chỉ mới được thành lập năm 2020 nhưng cái tên Viva Land đang gây chú ý mạnh trên thị trường bất động sản khi liên tục cập nhật danh mục quản lý với nhiều dự án đình đám tại TP.HCM, Hà Nội và Quảng Ninh. Nhiều thông tin còn cho biết, doanh nghiệp n...
-
Business Times: Công ty liên quan Vạn Thịnh Phát trả mức giá cao mua khách sạn tại Singapore
Theo The Business Times, Viva Land, công ty có liên hệ với nữ tỷ phú người Việt gốc Hoa Trương Mỹ Lan, người sáng lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chi 240 triệu đô la Singapore (tương đương 173 triệu USD) để mua lại khách sạn SO/Singapore. Tương đương,...
-
Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát đang làm “sống lại” Saigon One Tower?
Sau hơn chục năm lận đận, cao ốc sở hữu vị trí “vàng” tại trung tâm TP.HCM là Saigon One Tower đang có những dấu hiệu hồi sinh sau khi về tay chủ mới. Nhiều thông tin đồn đoán cho rằng chủ nhân mới đang làm “sống lại” dự án đình đám này có liên quan ...