Không chỉ các nhà máy sản xuất ở TPHCM phải chấp nhận tạm dừng hoạt động để chuẩn bị các điều kiện đáp ứng phương châm "3 tại chỗ" (làm việc, ăn ở, nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc "một cung đường - 2 điểm đến" (vận chuyển công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở tập trung trên một tuyến đường duy nhất), các nhà thầu xây dựng lớn cũng loay hoay xoay xở với quy định tương tự để tiếp tục thi công.
Trao đổi với Dân trí, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải cho biết việc tiếp tục thi công với điều kiện toàn bộ công nhân ăn ở tại chỗ rất khó khăn. Việc mua sắm trang thiết bị để toàn bộ người lao động ăn ngủ tại chỗ, cộng với xét nghiệm định kỳ khiến chi phí bị đội lên rất cao.
Ông Hải chia sẻ Hòa Bình hiện tạm ngưng thi công nhiều dự án tại TPHCM, chỉ tiếp tục thực hiện một số công trình do yêu cầu về tiến độ không thể dừng nhưng cũng chỉ có số ít công nhân ở lại.
Các công trường xây dựng dự án cao tầng với hàng trăm công nhân gặp khó khăn để sắp xếp chỗ ăn ở tập trung trong thời gian ngắn (Ảnh: HBC).
Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng Coteccons Phan Hữu Duy Quốc cũng chia sẻ doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ" trong thời gian 12 giờ khi có yêu cầu từ Sở Xây dựng TPHCM nên nhiều công trường xây dựng tại thành phố đã tạm dừng thi công.
Theo ông, việc công nhân ăn uống, ngủ lại ngay tại công trường có thể áp dụng cho những công trình xây dựng nhà ở đơn lẻ quy mô nhỏ nhưng rất khó triển khai trên các dự án xây dựng lớn có hàng trăm công nhân.
"Vì mục tiêu chung tay chống dịch, doanh nghiệp sẵn sàng tuân thủ tuyệt đối tất cả quy định của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thời gian từ lúc ban hành quy định "3 tại chỗ" trên công trường đến khi thực thi quá ngắn khiến doanh nghiệp có phần bất ngờ, bị động, dù đã có những sự chuẩn bị trước đó", ông Quốc nói với Dân trí.
Ông cho rằng việc dừng thi công sẽ tạo ra thiệt hại cho cả nhà thầu và chủ đầu tư, ảnh hưởng tiến độ công trình và lợi ích kinh tế về lâu dài. Mức tổn thất cụ thể tùy thuộc vào quy mô công trình và kế hoạch kinh doanh. Nhưng trong hoàn cảnh này, hầu hết chủ đầu tư cũng cảm thông và chia sẻ cho nhà thầu xây dựng. Đây là rủi ro bất khả kháng không ai mong muốn, buộc phải chấp nhận.
"Về lâu dài, vắc xin hay thuốc điều trị Covid -19 là chìa khóa duy nhất để các hoạt động xây dựng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung trở lại trạng thái bình thường", ông Quốc cho hay.
Còn đại diện Công ty Xây dựng Ricons cho biết tại công trường đã hoàn thành một số hạng mục và có thể đáp ứng điều kiện ăn ở tập trung, công ty triển khai xét nghiệm cho công nhân để tiếp tục thi công trong điều kiện "3 tại chỗ". Ngược lại, dự án nào không thể sắp xếp được chỗ nghỉ lại cho công nhân, công ty phải tạm dừng thi công, chờ đợi qua giai đoạn này.
Trước khi triển khai việc thi công, ăn ở tập trung tại công trường, phía doanh nghiệp khảo sát ý kiến anh em công nhân đồng thuận hay không. Đại diện Ricons chia sẻ tinh thần của công nhân nhìn chung ổn định. Chủ đầu tư, nhà thầu cũng hỗ trợ tối đa để sắp xếp chỗ ăn ở, nghỉ ngơi.
"Chúng tôi cố gắng duy trì vì nếu ngưng thi công toàn bộ, công ty có thể gồng gánh được nhưng công nhân sẽ khó khăn về thu nhập, kinh tế. Sau khi xem xét nhiều yếu tố, công trình nào đáp ứng việc ăn ở, ngủ nghỉ tại chỗ tiếp tục triển khai", đại diện nhà thầu xây dựng này cho hay.
-
Cậnh cảnh Bệnh viện gần 6.000 tỉ đồng thành nơi hồi sức điều trị Covid lớn nhất TP.HCM
CafeLand – Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 ở TP. Thủ Đức vừa được trưng dụng để lập thành bệnh viện hồi sức điều trị Covid – 19 lớn nhất tại TP.HCM với quy mô 1.000 giường bệnh.
-
Cư dân dự án Citiesto phấn khởi nhận bàn giao sổ hồng
Hơn 100 sổ hồng đã được bàn giao thêm cho cư dân dự án Citiesto (Khu đô thị Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM) trong tuần qua, nâng tổng số sổ hồng được bàn giao lên hơn 85%. Điều này càng thêm khẳng định uy tín của Kiến Á, một nhà phát triển luôn coi trọ...
-
Chủ tịch UBND TPHCM: Thị trường bất động sẽ tích cực hơn vào năm 2025
Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá năm 2025 thị trường bất động sẽ ấm hơn và tích cực hơn vào năm 2025.
-
TP.HCM dự chi 40 tỷ USD xây dựng 355km metro trong 10 năm tới
Ngoài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sắp vận hành, tuyến số 2 đang triển khai, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ hoàn thành 355km metro. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố cần số vốn đầu tư lên đến 40 tỷ USD....