Hiện nay, giá của hai nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất thép là quặng sắt và than đã tăng khi trước ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cung đối với loại nguyên liệu này.
Cụ thể, giá than luyện cốc của Australia đã tăng 45% trong năm nay, trong khi giá quặng sắt ở Singapore tăng khoảng 27%. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong thời gian qua đã buộc các công ty thép lớn tiếp tục tăng giá bán để bù vào chi phí sản xuất.
Các nhà sản xuất hàng đầu Nhật Bản đang chủ trương tăng giá các mặt hàng thép lên cao trong thời gian tới
Theo đó, nhà máy sản xuất thép JFE Holdings Inc. dự kiến sẽ tăng giá thêm 20.000 yen/tấn (tương đương khoảng 160 USD/tấn) đối với tất cả các sản phẩm từ tháng 4 để bù đắp cho chi phí than cốc và quặng sắt tăng cao.
Ngoài ra, đại diện của đơn vị này cũng cho biết, nhiều khả năng công ty sẽ tăng thêm giá trong năm nay vì chi phí vận tải cũng đang trên đà đi lên. JFE ước tính, giá thép trung bình của họ là 115.000 yen/tấn trong quý đầu tiên của năm 2022.
Tương tự, Nippon Steel Corp. cũng đã tăng giá thép tấm trong nước – loại thép được sử dụng trong xây dựng và điện tử thêm 10.000 yen/tấn đối với các hợp đồng giao ngay được chuyển đi trong tháng 5.
Nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản này đã cảnh báo về nhiều đợt tăng giá hơn nữa trong năm nay. Nippon Steel ước tính, giá thép trung bình của công ty này ở mức 130.000 yen/tấn trong quý 1/2022.
Được biết, hơn 40% lượng thép của hai công ty hàng đầu Nhật Bản kể trên được dành để xuất khẩu với các nhà sản xuất ô tô là khách hàng lớn nhất.
Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu sắt thép đạt 12,31 triệu tấn, trị giá 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng tăng 42,8% về trị giá so với năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của nước ta với 1,89 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD giảm 22,8% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với năm 2020.
-
Việt Nam giảm 65% sản lượng nhập khẩu thép phế liệu Nhật Bản
Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 815.300 tấn. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản với khoảng 149.100 tấn, giảm 65% so với cùng kỳ.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....