Điều này đã ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trong đó có tài chính và bất động sản. Nguồn vốn eo hẹp, thị trường thanh khoản kém khiến doanh nghiệp phải lao đao. Giá bất động sản suy giảm mạnh, trong đó căn hộ và đất nền giảm trung bình cũng khoảng từ 20-40% so với đầu năm 2011.
Hàng loạt doanh nghiệp nhỏ phải phá sản, các trung tâm môi giới bất động sản nhỏ phải đóng cửa. Theo con số ước tính của giới kinh doanh trong nghề hiện nay phải có đến 70% trung tâm môi giới đóng cửa hoặc chuyên sang kinh doanh lĩnh vực khác. Số còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay chủ yếu là các Sàn giao dịch lớn, hoặc sàn giao dịch của chính chủ đầu tư.
Có thể nói năm 2011 là một năm mà lĩnh vực bất động sản phải trải qua đầy biến động. Bước sang năm 2012 nhiều chuyên gia trong ngành dự báo thị trường sẽ còn nhiều khó khăn, và thách thức. Để có cái nhìn đa chiều hơn về lĩnh vực này, CafeF Land xin trích dẫn một số quan điểm chính từ những nhà kinh doanh đang hoạt động trong lĩnh vực này:
Ông
Phan Xuân Cần –Chủ tịch Công ty BĐS Sohovietnam
Ông Phan Xuân Cần :" Thị trường năm 2012 sẽ khó có thể bùng nổ như những năm trước." |
Chắc chắn năm 2012 có nhiều
dự án bất động sản sẽ phải bán. Nhìn chung nhiều dự án đã cầm cự trong năm vừa
qua, nên năm 2012 nếu tình hình tiếp tục khó khăn sẽ có nhiều chủ đầu tư phải cấu
trúc lại nguồn vốn do những khoản vay hồi đầu năm sẽ đáo hạn vào khoảng quý 1,
quý 2 năm 2012.
Do đó, nhiều thương vụ
M&A trong bất động sản sẽ diễn ra mạnh trong giai đoạn này. Thị trường năm
2012 sẽ khó có thể bùng nổ như những năm trước.
Với các đối tác là các quỹ đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài cũng nhìn nhất BĐS Việt Nam rất tiềm năng, và đây là thời điểm tốt để thâm nhập thị trường này, họ cũng đang dòm ngó nhiều dự án tại Việt Nam như các nhà đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Tuy nhiên, Nhà đầu tư nước ngoài đang lăn tăn về mặt pháp lý, về tỷ lệ sở hữu…chẳng hạn họ muốn mua đứt dự án ở Việt Nam là không mua được.
Ông Phan Thành Mai – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam
Có hai kịch bản thị trường bất động sản năm 2012 có thể xảy ra:
Ông Phan Thành Mai: "Với các giải pháp này thì khả năng thị trường bất
động sản sẽ có dấu hiệu phục hồi vào khoảng quý 3 hoặc quý 4 năm 2012." |
Với các giải pháp này thì khả năng thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu phục hồi vào khoảng quý 3 hoặc quý 4 năm 2012.
Hai là, trong điều kiện chính sách tín dụng của NHNN tiếp tục chặt chẽ như 3 quý đầu năm 2011, cùng với đó là các công cụ phi ngân hàng vẫn chưa có biến chuyển gì. Thì khả năng thị trường bất động sản sẽ xấu hơn, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với 2011. Thị trường tiếp tụcảm đạm, giá bất động sản khả năng sẽ giảm sâu trong năm 2012 và kéo dài đến năm 2013.
Ông Trương Chí Kiên – Phó TGĐ Him Lam Thủ Đô
Về cơ bản 2012 thị trường chưa có gì sáng sửa, khởi
sắc được, nếu có có dấu hiệu khởi sắc thì cũng phải từ quý 2/2012 trở đi, và điều
đó vẫn phụ thuộc vào tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Ông Trương Chí Kiên: "Khi mà lãi suất vẫn còn cao thì chừng đó bất động sản
vẫn còn im ắng" |
Bởi vì, bất động sản hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay lại phụ thuộc vào thanh khoản của thị tường, nếu thị trường vẫn ở tình trạng thanh khoản kém thì tất yếu lãi suất sẽ tăng cho dù có áp dụng trần lãi suất đi chăng nữa. Nhưng việc thực hiện đúng quy định này cũng rất khó, bởi các ngân hàng hiện nay hoạt động cạnh tranh nên việc lách trần rất dể xảy ra.
Khi mà lãi suất vẫn còn cao thì chừng đó bất động sản
vẫn còn im ắng.
Ông Nguyễn Văn Đực –Đất Lành
Năm 2012 theo tôi dự báo là năm cực kỳ khó khăn. Vấn đề này đang đặt ra mối lo lắng cho cả người mua và chủ đầu tư.
Nếu kịch bản xảy ra đổ vỡ thì rất dễ gây nên xáo trộn rất lớn trong xả hội. Bởi vì, khi phá sản đương nhiên khoản tiền phát mãi tài sản sẽ do ngân hàng thu trước, còn DN thì mất trắng, vậy tiền của người dân, nhà thầu sẽ giải quyết ra sao? Cho nên điều này rất nguy hiểm cho thị trường, xã hội.