Theo công bố thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán, Angang Steel, công ty niêm yết của nhà sản xuất thép lớn thứ hai Trung Quốc, đã báo lỗ gần 1 tỷ USD vào năm tài chính vừa qua, Bloomberg đưa tin.
Cụ thể, theo báo cáo của Angang Steel, khoản lỗ ròng của công ty đã tăng hơn gấp đôi từ 3,3 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2023 lên 7,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 981 triệu USD) vào năm 2024.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang vật lộn với sự kết thúc của chu kỳ tăng trưởng kéo dài 2 thập kỷ, khi cuộc khủng hoảng bất động sản khiến nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng.
“Năm 2024, ngành thép tiếp tục đối mặt với tình trạng thị trường suy yếu ngày càng trầm trọng hơn. Giá thép giảm mạnh do lực cầu yếu, trong khi giá quặng sắt vẫn ở mức cao”, Angang Steel cho biết trong báo cáo.
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Ngành công nghiệp thép Trung Quốc vẫn chưa hết khó khăn khi mức sản xuất vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong khi nhu cầu nội địa suy giảm mạnh, đẩy nhiều nhà máy vào tình thế thua lỗ nghiêm trọng.
Mặc dù sản lượng đã giảm nhẹ trong năm 2024, con số này vẫn duy trì trên 1 tỷ tấn. Đây là mức cao thứ 5 liên tiếp, cho thấy sự cần thiết phải cắt giảm sâu hơn để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Các nhà sản xuất vẫn phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu đang chững lại do thị trường Bất động sản suy yếu và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Sự suy yếu của thị trường đến từ hai nguyên nhân chính: Cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản và sự chuyển dịch cơ bản trong cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc.
Hãng nghiên cứu Mysteel của Trung Quốc dự báo sản lượng sẽ giảm xuống dưới 900 triệu tấn vào năm 2030.
Theo dự báo cơ sở của Bloomberg Intelligence, tiêu thụ thép có thể sụt giảm mạnh từ mức trên 1 tỷ tấn trong năm 2020 xuống dưới 800 triệu tấn vào năm 2030. Trong kịch bản xấu nhất, con số này thậm chí có thể lao dốc xuống 525 triệu tấn vào cuối thập kỷ.
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, ngành thép nước này đã báo lỗ trong hầu hết cả năm 2024, trong khi tổng nợ của cả ngành tăng lên mức kỷ lục là 5.100 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 696 tỷ USD vào tháng 11/2024.
Trong đợt báo cáo tài chính mới nhất của 59 nhà máy thép niêm yết tại Trung Quốc, các doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền tự do thấp chưa từng có từ năm 2015 kể từ quý 3/2024. Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên tài sản tăng lên mức cao nhất từ năm 2017.
Đặc biệt, các nhà máy tư nhân quy mô nhỏ hơn dễ chịu ảnh hưởng nhất vì có xu hướng tập trung vào thép xây dựng và có liên quan nhiều hơn đến thị trường bất động sản nước này.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.
-
Bất động sản Trung Quốc: Đã thấy tín hiệu phục hồi sau nhiều năm suy giảm?
Các nhà phân tích của UBS vừa trở thành những người mới nhất nâng kỳ vọng rằng thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc sắp ổn định. Theo phân tích của CNBC trên dữ liệu từ Wind Information, doanh số bán nhà hiện hữu tại năm thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, tính theo tuần đến ngày thứ Tư vừa qua.
-
Tháng đầu năm 2025 chứng kiến lượng thép Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng mạnh chưa từng thấy
Trong tháng 1/2025, Mỹ đã nhập khẩu hơn 54.800 tấn thép các loại từ Trung Quốc để sử dụng trong nước, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước.
-
Lâm Đồng “bắt tay” với đối tác Trung Quốc khôi phục tuyến đường sắt dài 84km
Sáng ngày 5/3, tại trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Công ty Công trình quốc tế Cục 2 Đường sắt Trung Quốc, do Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Quản Hoa Bình dẫn đầu. Cuộc họp tập trung vào việc khôi phục tuyến đường sắt lịch sử Đà Lạt – Tháp Chàm và mở rộng các tuyến đường bay quốc tế từ Đà Lạt.








-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có trong 3 năm trở lại đây
Trong quý 2/2025, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4.300 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 13 quý trở lại đây.
-
Không còn xuất sang Mỹ gần 1 năm, vì sao Hoa Sen vẫn lãi lớn?
Hoa Sen khẳng định các chính sách thuế quan của Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh do công ty đã ngưng xuất khẩu tôn mạ sang thị trường Mỹ từ tháng 9/2024.
-
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng?
Doanh nghiệp thép nào vừa công bố lãi tăng gần 200% khiến cả ngành ngỡ ngàng? Giữa lúc nhiều doanh nghiệp vẫn đang "ngóng sóng" phục hồi, một công ty thép bất ngờ bứt phá, mở màn mùa báo cáo tài chính quý 2/2025 bằng con số khiến nhà đầu tư giật m...