Theo Reuters, Tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) ngày 3/5 cho biết sẽ hoãn các thỏa thuận để hoàn tất việc mua lại Tập đoàn thép US Steel của Mỹ cho đến tháng 12/2024 sau khi Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu thêm tài liệu liên quan đến thỏa thuận này.
Nippon Steel cho biết thỏa thuận này đã được các cổ đông của US Steel chấp thuận, dự kiến vẫn sẽ được thông qua.
Nippon Steel hoãn việc mua lại US Steel đến tháng 12/2024
Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng hãng thép 123 năm tuổi US Steel nên do người Mỹ sở hữu và vận hành, thay vì bán cho Nippon Steel.
“US Steel là một công ty thép mang tính biểu tượng của Mỹ trong hơn một thế kỷ và điều quan trọng là US Steel vẫn được sở hữu và điều hành trong nước”, ông Biden cho biết.
Theo tìm hiểu, US Steel được thành lập vào năm 1901, đây là một trong những công ty lớn đầu tiên của Mỹ và là biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ.
Số lượng nhân viên của US Steel đạt đỉnh vào năm 1943 với 340.000 người. Trong khi đó, sản lượng đạt đỉnh vào năm 1953, khi công ty sản xuất 35,8 triệu tấn thép.
Tuy nhiên, US Steel bắt đầu tụt hậu so với các đối thủ cả trong và ngoài nước. Đến năm 2022, hãng thép này chỉ sản xuất được 11,2 triệu tấn thép và số nhân viên chỉ còn chưa đến 15.000 người.
Tháng 12/2023, US Steel thông báo sẽ bán cho công ty thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel với giá 14,1 tỷ USD. Thương vụ này là bước lùi mới nhất trong hành trình đi xuống đã kéo dài nhiều năm của hãng thép này.
Việc mua lại US Steel sẽ giúp Nippon Steel đạt công suất 100 triệu tấn thép thô toàn cầu.
Nippon Steel cho biết, tất cả các cam kết của US Steel với nhân viên, bao gồm các thỏa thuận đàm phán với nghiệp đoàn, sẽ được tuân thủ. US Steel vẫn giữ nguyên tên và để trụ sở ở Pittsburgh (Mỹ).
-
Hãng thép 122 năm tuổi của Mỹ bán cho nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản với giá hơn 14 tỷ USD
Việc mua lại US Steel sẽ giúp Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản nâng công suất lên 66 triệu tấn thép thô và mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất tại Mỹ.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.