02/12/2014 7:49 AM
Hơn 1 năm trước, khi Nghị quyết 02/CP của Chính phủ được ban hành, nhà ở xã hội là tâm điểm gây chú ý khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng dường như chỉ tập trung vào phân khúc nhà này. Song, ràng buộc về diện tích và giá bán đã khiến nhiều doanh nghiệp không thu hoạch được gì nhiều, bởi nếu có những căn hộ như thế họ đã bán hết. Nếu có thì phải xin phép chia nhỏ căn hộ, điều này hiện tại vẫn nặng về lý thuyết hơn là trong thực tiễn. Tưởng rằng thị trường bất động sản khó khăn là cơ hội để phá

Những bất cập xung quanh việc tiếp cận gói tín dụng ưu đãi đang được giải quyết, nhưng sự điều chỉnh chính sách dường như đang kéo nhà ở xã hội tụt lại phía sau trong cuộc “chạy đua” giành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khi thời hạn giải ngân chỉ còn tính bằng tháng. Mặc dù hàng loạt văn bản, thông tư liên tiếp được ban hành để đưa Nghị quyết 02/CP đi vào cuộc sống, nhưng tình hình chưa mấy biến chuyển.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận xét, nguyên nhân là nguồn cung nhà ở phù hợp với điều kiện đặt ra không có; thủ tục xác nhận hồ sơ mua nhà tại địa phương nhiêu khê. Nghị quyết 61/CP đã điều chỉnh, người mua có thể vay gói tín dụng ưu đãi với điều kiện giá trị căn nhà không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Nếu nghị quyết không gỡ bỏ quy định về diện tích (dưới 70m2) và giá bán (không vượt quá 15 triệu đồng/m2), thì phân khúc nhà ở xã hội vẫn không có chút lợi thế nào trước nhà ở thương mại. Bởi vì, các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã sẵn có nguồn cung và rất linh hoạt phương thức bán hàng nên họ rất thuận lợi trong cuộc đua tiếp cận gói vay.

Thời gian đầu, khi gói tín dụng giải ngân quá chậm, Bộ Xây dựng từng lên tiếng trấn an rằng, không nên nóng vội vì mục tiêu của gói tín dụng ưu đãi này không chỉ giúp giải tỏa tồn kho bất động sản, mà còn đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội, giúp người thu nhập thấp có cơ hội mua nhà ở. Dù chính sách đang được nới lỏng để người dân có thể tiếp cận gói vay này nhưng người mua lại hướng vào nhà ở thương mại vì việc mua bán, chuyển nhượng sau này sẽ linh hoạt hơn.

Những doanh nghiệp đang làm nhà ở xã hội tỏ ra lo ngại khi chính sách vay ưu đãi đang được nới lỏng theo hướng có lợi cho các dự án nhà ở thương mại. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp có dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đều gặp khó khăn về tài chính, mắc nợ xấu nên ngân hàng không dám cho vay. Rốt cuộc, nhà ở xã hội rất bí lối ra.

Đan Thanh (An Ninh Thủ đô)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.