Đồ ăn uống, nhà ở thuê tăng giá kéo dài
Ngày 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị đại diện các bộ ngành làm rõ những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý, điều hành giá năm 2023, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo đảm điều hành giá kịp thời, hiệu quả trong năm 2024 cũng như quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu dự báo sát tình hình sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Ảnh VGP
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2023 biến động tăng vào đầu năm, sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý 4.
Bình quân năm 2023, CPI tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022.
Theo đại diện Bộ Tài chính, một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính lạm phát cơ bản có xu hướng tăng kéo dài như nhà ở thuê, ăn uống ngoài gia đình.
Cụ thể, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 6,58% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,24% do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.
Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng đã tác động làm CPI tăng lên.
Riêng chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44% so với năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình làm CPI chung tăng 0,46%.
Nhà ở thuê có xu hướng tăng giá kéo dài thời gian qua
Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng hóa như xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông giảm giá, làm CPI chung giảm.
Năm 2024, Quốc hội đề ra tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân từ 4-4,5%. Trên cơ sở tổng hợp nhiều yếu tố, nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đưa ra 3 kịch bản lạm phát với các mức dự báo CPI bình quân tăng 3,52%, 4,03% và 4,5%.
Xem thêm: Bảng giá VLXD mới nhất 2024
Sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành rút kinh nghiệm, cần quyết liệt, chủ động hơn để kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền các giải pháp trong công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện tăng lương. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên, nhiều yếu tố khó lường như biến động giá cả của một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm…
Do đó, cần dự báo sát tình hình thực tế, hết sức cẩn thận, không được chủ quan, để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, không được để đứt gãy nguồn cung, kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến bất thường.
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.
Ngoài ra, cần chủ động dự báo và có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải…
"Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu.
-
Giá điện, giá gạo tăng đẩy CPI năm 2023 tăng 3,25%
Theo Tổng cục Thống kê, giá điện, giá gạo tăng… là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. Cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
-
Giá dịch vụ y tế, giá gạo, học phí đẩy CPI tháng 11/2023 tăng 0,25%
Giá dịch vụ y tế, học phí, giá gạo tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 11/2023 tăng 3,46% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%, theo Tổng cục Thống kê.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...