Theo đó, CPI tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước; tăng 3,58% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý 4/2023 tăng 3,54% so với quý 4/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Nguyên nhân chính làm CPI tháng 12 tăng là do một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, giá điện sinh hoạt tăng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu.
Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 12/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,15%; Nhóm giáo dục tăng 0,44%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,59%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,44%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,31% tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ trang sức tăng 3,6%;
CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giáo dục tăng 7,91%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,01%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,13%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,91%...
Tốc độ tăng/giảm CPI bình quân năm 2023 so với năm trước (%). Nguồn: TCTK
CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với năm 2022. Trong đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44%; chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58%, do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao; chỉ số giá nhóm lương thực tăng 6,85%…
Lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%).
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
-
Giá dịch vụ y tế, giá gạo, học phí đẩy CPI tháng 11/2023 tăng 0,25%
Giá dịch vụ y tế, học phí, giá gạo tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 11/2023 tăng 3,46% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%, theo Tổng cục Thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Nhu cầu toàn cầu giảm, giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hai năm
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm xuống còn 460 USD/tấn, từ mức 481 USD/tấn của tuần trước. Đây là mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2023.
-
Thống nhất phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Thông tin được đưa ra sau cuộc họp vào chiều ngày 11/1 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ ...